363 lượt xem
Từ ngàn đời nay, tín ngưỡng thờ phụng luôn được người Việt ta hết sức coi trọng. Bàn thờ luôn là nơi linh thiêng nhất, trang trọng nhất trong mỗi gia đình. Và rồi để mỗi dịp tết đến xuân về, mỗi người con lại hướng về nơi thiêng liêng nhất ấy để sửa soạn lại, thay mới đổi cũ để mong xua đi cái không may của một năm đã qua và đón một năm mới may mắn hơn, an lành hơn. Và tất nhiên trong các thủ tục sửa soạn ấy, quan trọng nhất là việc bốc lại một bát hương mới sao cho đúng cách vừa đơn giản mà không mất đi sự tôn kính.
Nhưng liệu mấy ai trong chúng ta biết cách bốc và thay bát hương thế nào cho đúng? Sieuthidodong sẽ giới thiệu và chia sẻ những thông tin đầy đủ nhất qua bài viết dưới đây nhé!
Thông thường, trong các gia đình thường sử dụng bát hương bằng sứ cho việc thờ cúng. Tuy vậy, bát hương bằng sứ thường sẽ nhanh cũ và hay bị nứt vỡ trong quá trình chúng ta lau dọn bàn thờ. Vì vậy, những năm gần đây bát hương bằng đồng đang dẫn thay thế cho bát hương bằng sứ do tính ưu việt của chúng mang lại.
Bát hương bằng đồng nhìn sẽ sang trọng và lịch sự hơn rất nhiều, nó không bị cũ, bị xỉn màu theo thời gian và cũng không bị nứt vỡ khi chúng ta có nhỡ tay làm rơi chúng. Bởi vậy gần đây rất nhiều gia đình đã bốc lại bát hương bằng đồng như một cách thể hiện tấm lòng thành kính với ông bà tổ tiên và với các đấng tối cao.
Theo tục lệ của người Việt, cứ mỗi độ tết đến xuân về, chúng ta lại bốc lại bát hương trên bàn thờ ông bà tổ tiên, tỉa bớt chân nhang và thay cốt mới với niềm tin xua đi những điều không may của năm cũ để đón một năm mới an khang hơn.
Tục này cũng được thực hiện khi chúng ta chuyển về nhà mới, bốc lại bát hương mới để việc thờ cúng ông bà tổ tiên không bị chậm chễ.
Trường hợp không may là bát hương sứ đã cũ xỉn màu trông mất thẩm mỹ hoặc chúng ta nhỡ tay làm đổ vỡ bát hương cũ trong quá trình dọn dẹp. Khi đó chúng ta nên bốc lại một bát hương bằng đồng cho bền đẹp hơn.
Trước khi bốc bát hương, gia chủ phải làm một mâm cơm cúng với đầy đủ cơm, rượu, thịt, và hoa quả. Mâm cơm sẽ là lời xin phép của gia chủ với các đấng linh thiêng cầu mong thần linh, tổ tiên chứng giám cho gia đình được bốc bát hương mới.
Công việc tiếp theo là chuẩn bị cốt cho bát hương. Thường thì cốt sẽ là tro hoặc cát. Nếu có điều kiện thì chúng ta nên dùng gạo nếp để làm cốt sẽ trang trọng hơn.
Sau đó chúng ta tiến hành hạ bát hương cũ xuống. Trường hợp bát hương không thể dùng tiếp được nữa thì chúng ta sẽ thả xuống sông, hồ hoặc gửi lên chùa. Cốt cũ của bát hương sẽ được thả xuống sông cùng với chân nhang.
Nếu bát hương còn dùng được tiếp thì chúng ta sẽ tiến hành lau rửa, tẩy uế cho bát hương đó. Người ta hay dùng nước lá thơm để rửa bát hương và sau đó lau lại bằng rượu. Trong trường hợp bát hương mới mua về thì chúng ta cũng phải lau lại thật sạch sẽ để tránh bất kính với ông bà, thần linh.
Khi bốc bát hương, chúng ta nên tham khảo ý kiến của các sư thầy để chọn được ngày tốt, giờ tốt hợp mệnh hợp tuổi với gia chủ.
Tiếp đến là xác định người bốc bát hương: người bốc bát hương thường phải là gia chủ hoặc những người có vai vế cao trong gia đình. Nếu có thể thì nên mời sư thầy đức cao vọng trọng, sống vị đạo thì sẽ tăng tính linh thiêng của việc thờ cúng.
Sau đó chúng ta dùng rượu và hương liệu lau lại bát hương một lần nữa.
Cuối cùng, chúng ta cho cốt mới đã chuẩn bị vào bát hương và đặt bát hương trở lại bàn thờ, tiến hành thắp hương để tạ ơn tổ tiên thần linh đã phù hộ cho việc bốc bát hương diễn ra thuận lợi.
Đối với bàn thờ gia tiên chúng ta nên chọn 3 hoặc 5 bát hương. Riêng đối với bàn thờ thần Tài và bàn thờ Phật thì chỉ được phép bốc một bát hương.
Khi bốc bát hương đồ lễ nhiều hay không ít không phải là điều quan trọng nhất. Điều cốt yếu nhất ở đây là gia chủ và người tiến hành bốc bát hương phải thành tâm thì mới linh nghiệm.
Sau khi bốc bát hương xong thì nên thắp hương liên tục mỗi buổi sáng trong khoảng một tuần. Có lẽ việc làm này là mong muốn ông bà tổ tiên và các đấng thần linh chứng giám cho lòng thành của gia chủ.
LỜI KẾT: Có thể thấy rằng việc bốc bát hương không hề xa lạ với chúng ta, đó là việc mà chúng ta vẫn làm mỗi khi tết đến xuân về như một lời từ biệt với năm cũ và mong mỏi của con cháu được ông bà tổ tiên độ trì cho có nhiều may mắn hơn trong năm mới sắp đến. Tuy nhiên việc bốc và thay bát hương đúng cách rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống gia chủ. Vì thế hãy thực hiện công việc đó đúng cách và bằng cả tấm lòng thành kính.
Bình luận trên Facebook