Cách chuẩn bị Mâm cơm cúng về nhà mới bao gồm những gì?

Về nhà mới là một sự kiện trọng đại đối với cuộc đời mỗi con người, vì thế mà phong thủy vô cùng coi trọng sự kiện này. Trong số hàng chục những thủ tục khác nhau của ngày dọn về nhà mới, thủ tục cúng nhập trạch được các nhà phong thủy coi trọng hàng đầu và coi là thủ tục không thể thiếu trong ngày chuyển về nhà mới.

Điều này xuất phát từ tư tưởng có thờ có thiêng có kiêng có lành của cha ông ta và lễ cúng nhập trạch được cho là một nghi thức để báo cáo, xin phép thổ công thổ địa và những thần linh đang cai quản ngôi nhà mới này cho gia đình mình được phép dọn về nhà mới một cách bình an.

Vậy làm thế nào để có một nghi thức nhập trạch đúng nhất và long trọng nhất? Bài viết này sẽ giúp các bạn có cái nhìn đầy đủ nhất về một lễ nhập trạch để việc chuyển về nhà mới không còn là áp lực đối với bất cứ ai, cũng như giúp các bạn có thể thực hiện được một lễ nhập trạch đúng quy trình nhất nhằm đem lại một cuộc sống bình an ở ngôi nhà mới.

tìm hiểu về lễ cúng nhập trạch để vào nhà mới cần những gì

Cúng nhập trạch về nhà mới cần những gì? 

+ Cúng nhập trạch về nhà mới là một công việc tâm linh vô cùng quan trọng khi về nhà mới, là sự giao tiếp của con người thực tại với thế giới thần linh, nên việc chuẩn bị cho nghi thức này là hết sức quan trọng.

Những vấn đề liên quan tới vật phẩm cúng nhập trạch cần phải tham khảo ý kiến từ các nhà phong thủy có chuyên môn nhằm tránh phạm phải những điều kiêng kị. Theo đúng nghi thức, trước khi cúng nhập trạch, gia chủ cần chuẩn bị những thứ như sau:

+ Chuẩn bị nội thất đầy đủ cho căn nhà nhằm hoàn thiện không gian sống mới. Việc làm này là vô cùng cần thiết trước khi mời thổ công thổ địa về bảo vệ bình yên cho căn nhà.

Việc chuẩn bị bàn thờ, bàn, ghế này cần được chính tay gia chủ thực hiện, bởi theo lý giải của một số nhà phong thủy, việc làm này trước hết để thể hiện sự thành tâm và lòng thành kính của gia chủ đối với các đấng thần linh trong căn nhà mới.

Sau nữa, việc làm này còn để tránh cho các vía dữ của người khác có thế đi theo đồ đạc mới đến căn nhà, quấy nhiễu sự bình yên của căn nhà mới.

+ Xem ngày giờ để cúng nhập trạch. Việc làm này nhằm chọn ra ngày giờ tốt nhất, hợp mệnh nhất với gia chủ để tiến hành nghi thức cúng nhập trạch, qua đó mang lại cuộc sống bình yên và nhiều may mắn nhất nơi căn nhà mới, đồng thời tránh những giờ xấu có thể phá hỏng lễ nhập trạch.

Mâm đồ lễ cơm cúng về nhà mới gồm những gì?

Khâu quan trọng nhất, và cũng cần được gia chủ để tâm nhất là chuẩn bị mâm cơm cúng nhập trạch. Để một nghi thức nhập trạch đầy đủ nhất, gia chủ cần chuẩn bị đủ ba mâm cúng như sau:

+ Mâm ngũ quả

Cũng giống như mâm ngũ quả ngày tết, mâm ngũ quả cúng nhập trạch cần được chuẩn bị sao cho đầy đủ 5 loại quả, sao cho mâm quả này phải đủ lịch sự và đẹp mắt.

+ Mân hương hoa 

Hoa tươi, có thể chọn hoa cúc, hoa hồng và các loại hoa khác đẹp mắt, có mùi thơm nhẹ dịu. Tuyệt đối không nên chọn những loại hoa có mùi hương nồng nặc hoặc có ý nghĩa không tốt như hoa đại, hoa nhài, hoa quỳnh hay hoa lan,..

Những bông hoa dùng trong nghi thức cũng phải được lựa chọn kỹ càng, không được tàn úa hay dập nát, cũng không được dùng hoa giả để thay thế.

+ Một bó hương trầm

+ Một đôi nến đỏ để thắp sáng trong nghi lễ

+ Ba miếng trầu cau

+ Một đĩa muối gạo trộn lẫn, cùng ba hũ đựng muối và gạo trộn lẫn với nước.

+ Một xấp tiền vàng.

+ Mâm rượu thịt bao gồm:

+ Một bộ tam sên bao gồm một khổ thịt luộc, tốt nhất là nên chọn thịt ba chỉ hoặc thịt chân giò, một con tôm luộc và một quả trứng gà luộc.

+ Một đĩa xôi và gà luộc nguyên con.

+ Ba chén rượu trắng cùng với ba điếu thuốc lá thơm và ba chén trà ngon.

chuẩn bị mâm ngũ quả để cúng lễ chuyển vào nhà mới

Những loại trái cây cúng về nhà mới 

Mâm ngũ quả là một trong ba mâm cúng không thể thiếu trong lễ nhập trạch. Mâm cúng này phải được lựa chọn theo đúng nguyên tắc sau:

Mâm cúng cần phải có đầy đủ 5 loai quả.

Những loại quả nên dùng trong mâm ngũ quả này phải đảm bảo vừa đẹp mắt, lịch sự, lại vừa mang những ý nghĩa tốt, tượng trưng cho may mắn, tài lộc và hạnh phúc. Những loại quả nên dùng trong mâm ngũ quả cúng nhập trạch là :

  • Quả sung, tượng trưng cho sự sung túc.
  • Một nải chuối và một quả bưởi, tượng trưng cho sự tràn đầy.
  • Một quả đu đủ, tượng trưng cho sự no ấm.
  • Một vài quả táo, tượng cho sự giàu sang.
  • Bên cạnh đó, gia chủ cũng có thể lựa chọn một số loại quả khác như lê, đào, dứa, xoài hay cam,…để thay thế các loại quả trên sao cho hợp lý.

Bên đó, gia chủ cũng cần lưu ý không sử dụng những loại quả sau khi cúng nhập trạch : 

  • Tuyệt đối không được sử dụng quả giả để thay thế cho quả thật.
  • Không sử dụng những loại quả có mùi nồng nặc như quả mít, sầu riêng.
  • Không sử dụng những loại quả có gai nhọn gây mất thẩm mỹ.
  • Không dùng quả sâu, quả thối, quả chín quá gây bất kính với thần linh.
  • Không dùng những loại quả vẹo vọ, méo mó, mất cân đối.
  • Không dùng những loại quả quá xanh, quá non và đặc biệt không được dùng đồ ăn trộm, cắp hay đi xin mà có.

tìm hiểu về lễ cúng nhập trạch để vào nhà mới cần những gì

Hướng dẫn Cách cúng nhập trạch về nhà mới chi tiết nhất

Theo các nhà phong thủy, quy trình cúng nhập trạch cần đầy đủ những bước như sau:

Chuẩn bị cúng nhập trạch, bao gồm xem này, chuẩn bị nội thất và chuẩn bị ba mâm cúng như đã nói ở trên. Bên cạnh những công việc chính này, mỗi thành viên trong gia đình cũng cần lưu ý chuẩn bị thêm những vật phẩm mà bản thân cho là có thể mang lại may mắn cho mình như chổi, bếp, gạo hay tiền vàng, ấm chén, bát đũa,…

Tiếp theo, gia chủ phải chuẩn bị sẵn hai bài văn khấn, bao gồm 1 bài văn khấn thần linh và 1 bài văn khấn gia tiên. Những bài văn khấn này cần trình bày rõ ràng, rành mạch lý do chuyển nhà mới và cầu mong thần linh cũng như ông bà tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình có cuộc sống mới bình an, hạnh phúc.

Trong ngày thực hiện nghi lễ nhập trạch, cần làm đúng những thủ tục sau:

Đốt bếp lò trước cửa căn nhà mới.

Lần lượt gia chủ và các thành viên khác của gia đình sẽ bước qua bếp lò đã chuẩn bị sẵn. Cần bước chân trái trước và chân phải sau. Khi thực hiện nghi thức này, gia chủ cần cầm theo bát hương và bài vị gia tiên mang theo từ căn nhà cũ. Các thành viên khác cũng không nên đi tay không mà nên cầm theo những vật phẩm may mắn đã chuẩn bị từ trước.

Việc tiếp theo khi vào nhà là bật hết tất cả đèn điện trong nhà và mở hết tất cả cửa sổ của căn nhà để khai thông các dòng năng lượng tốt.

Tiếp đến, gia chủ đặt bài vị gia tiên, bát hương vào vị trí bàn thờ trong căn nhà mới và tiến hành bày biện đồ cúng đã chuẩn bị từ trước.

Tất cả mọi thành viên trong gia đình cùng quỳ lạy để thể hiện sự thành kính đối với các bậc thần linh. Sau đó, gia chủ tiến hành thắp hương và đọc bài văn khấn đã chuẩn bị từ trước.

Đợi khi hương tàn, gia chủ xuống bếp nấu nước pha trà dâng lên các bậc thần linh và tiến hành hạ mâm cúng xuống để chia lộc cho các thành viên trong gia đình. Riêng bát muối gạo nên giữ lại để đặt vào bàn thờ thần tài.

Đến đây công việc cúng nhập trạch hoàn tất và mọi thành viên trong gia đình chính thức lên nhà mới.

 

LỜI KẾT: Trên đây là một số thông tin cơ bản nhất về quy trình cúng nhập trạch về nhà mới. Chúc các bạn có được một nghi lễ cúng nhập trạch đầy đủ nhất và đúng nhất để đem lại một cuộc sống trong căn nhà mới may mắn và hạnh phúc.

Bình luận trên Facebook