1453 lượt xem
Trong văn hóa tâm linh của người Việt, Thần Tài ông Địa có một vị trí quan trọng bậc nhất, là vị thần đại diện cho may mắn và thường được thờ cúng nhiều nhất trong các gia đình. Đặc biệt là trong các gia đình buôn bán, bàn thờ Thần Tài ông Địa là một phần không thể thiếu, được cho là ngọn nguồn may mắn cho công việc kinh doanh của gia đình.
Thờ Thần Tài đã khó, nhưng thờ Thần Tài sao cho linh nhất lại càng khó hơn, nó không chỉ đòi hỏi gia chủ phải thắp hương thường xuyên, mà còn phải chăm sóc bàn thờ này sao cho sạch đẹp và đúng cách nhất, trong đó việc tắm cho Thần Tài ông Địa là một trong những nghi thức tâm linh mà nhiều gia đình thường xuyên bỏ qua hoặc thực hiện không đúng cách.
Vậy tắm cho Thần Tài ông Địa có tầm quan trọng như thế nào và nên thực hiện ra sao. Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu.
Bàn thờ Thổ địa Thần tài là một phần không gian tâm linh không thể thiếu trong các cửa hàng kinh doanh hay văn phòng kinh doanh. Theo nguyên tắc của phong thủy, bàn thờ này nên đặt ở những vị trí nhộn nhịp nhất, nhiều người qua lại nên thường xuyên phải hứng chịu một lượng bụi bẩn lớn.
Thêm vào đó, do thường xuyên được thờ cúng hàng ngày, nên Thần Tài ông Địa trên bàn thờ cũng thường xuyên bị ám khói của các loại hương, lâu ngày trở nên xỉn màu, mất đi tính thẩm mỹ và phong thái uy nghiêm vốn có của một vị thần may mắn.
Việc bàn thờ Thần Tài và đặc biệt là hai bức tượng Thần Tài và ông Địa trên bàn thờ bị bụi bẩn lâu ngày có thể ảnh hưởng lớn tới phúc lộc của gia đình, làm cho bàn thờ Thần Tài ông Địa mất đi tính linh thiêng và thậm chí có thể mang đến tức tác dụng ngược lại, bởi điều này thể hiện rằng gia đình chưa chăm sóc đúng mực cho bàn thờ Thần Tài, sẽ bị thần linh quở trách dẫn đến làm ăn thua lỗ, mất mát.
Mặt khác, theo các truyền thuyết từ dân gian, Thần Tài và ông Địa là 2 vị thần cực kỳ ưa thích sự sạch sẽ. Hai ông chỉ hiển linh ở những nơi nào sạch sẽ, thoáng đãng và không có bụi bẩn, uế khí. Việc bàn thờ Thần Tài cũng như bức tượng của 2 ông trên bàn thờ bị dính nhiều bụi bẩn có thể khiến Thần Tài và ông Địa kinh sợ, qua đó bỏ đi không phù hộ cho gia đình đó nữa.
Vì thế, việc tắm cho Thần Tài ông Địa là việc cần phải làm thường xuyên nhằm giữ cho hai bức tượng Thần Tài và ông Địa luôn sạch đẹp nhất, thể hiện sự kính trọng, sùng bái của gia chủ đối với những vị thần này và qua đó làm tăng thêm phúc lộc, tiền tài, địa vị mà gia đình ấy có thể nhận được.
+ Thực chất, việc chọn ngày tắm cho Thần Tài ông đia không quá phức tạp, và bất kỳ gia chủ nào cũng có thể tự chọn một ngày để tắm cho hai vị thần may mắn này mà không cần bỏ ra quá nhiều tiền bạc, công sức mời thầy mời thợ về xem ngày.
+ Theo các nhà tâm linh, ngày tốt nhất để tắm cho Thần Tài ông Địa là ngày vía Thần Tài, tức là ngày mồng 10 tháng Giêng hàng năm. Đây là ngày Thần Tài hiển linh ở hạ giới, vì thế tắm cho Thần Tài và ông Địa vào ngày này, gia đình sẽ có được một năm tràn đầy may mắn, tài lộc viên mãn và công danh sự nghiệp thăng tiến nhanh chóng. Đây cũng được coi là ngày bắt buộc phải tắm cho Thần Tài ông Địa nếu gia đình đó không muốn mất đi tài lộc và may mắn trong cả năm sắp tới.
+ Bên cạnh ngày vía Thần Tài, các gia đình cũng có thể chọn một ngày đẹp bất kỳ trong tháng để tắm cho Thần Tài ông địa nếu bức tượng của hai vị này quá bụi bẩn. Thông thường, những ngày nên chọn nhất trong một tháng Âm lịch là ngày mồng 1 và ngày rằm.
Đây là hai ngày linh khí của đất trời là thanh khiết nhất trong tháng, có thể mang đến may mắn lớn cho gia đình nếu tắm cho Thần Tài ông địa trong ngày này, bởi khi hai bức tượng Thần Tài ông địa được tắm sạch sẽ hơn, những linh khí của đất trời sẽ được hai vị thần này hút lại và chuyển thành những may mắn, tài lộc ban phát cho gia đình.
+ Ngoài ra, các gia đình cũng có thể chọn một số ngày đẹp khác trong tháng để tắm cho Thần Tài ông địa. Các ngày nên chọn ở đây là ngày Tiểu Cát, ngày Đại An và ngày Tốc Hỷ.
+ Các gia đình cũng cần lưu ý không lựa chọn những ngày quá xấu để tắm cho Thần Tài ông địa. Những ngày xấu cần tránh ở đây là ngày Xích Khẩu, ngày không Vong, ngày Sát Thủ, ngày Lưu Niên,..
Trước khi tắm cho Thần Tài ông địa, gia chủ cần phải tiến hành nghi lễ xin phép hai vị thần này để tắm cho các vị. Và mâm cơm cúng là một phần không thể không chuẩn bị. Tuy nhiên, mâm cơm cúng này cũng không cần quá cầu kỳ mà chỉ cần một số vật phẩm đơn giản như một lọ hoa tươi, có thể chọn hoa hồng hoặc hoa cúc, một đĩa hoa quả tươi hoặc một đĩa xôi, đĩa bánh kẹo là đủ.
+ Nước tắm cho Thần Tài ông Địa phải là nước sạch, được lấy từ những nguồn nước không dính tạp chất, không được phép có mùi hôi tanh khó chịu. Nước này có thể lấy từ nước giếng khoan, nước máy, không nên dùng nước khe, nước suối hay nước sông.
+ Điều quan trọng nhất là nước tắm cho Thần Tài ông Địa phải có mùi thơm nhẹ dịu, không được thơm quá nồng nặc, và vì thế, người ta thường đun nước sạch đã chuẩn bị ở trên với các loại hương liệu như quế, hoa bưởi hoặc gừng,..
Người ta cũng thường dùng rượu ngâm với gừng tươi để tắm cho Thần Tài ông địa trong trường hợp không nấu được nước hương liệu như trên. Các nhà tâm linh quan niệm rằng, thứ nước thơm hoặc rượu thơm trên sẽ làm cho bức tượng Thần Tài và ông Địa được sạch đẹp nhất mà không làm mất đi nguồn linh khí thuần khiết của hai vị thần này, qua đó làm cho phúc lộc của gia đình không bị rửa trôi mất.
+ Nước tắm cho Thần Tài ông Địa cần được đun sôi và để nguội đến khoảng 35 độ thì bắt đầu dùng được. Nước tắm này cần được đựng trong chậu sạch sẽ, không bám bùn đất hoặc những thứ không sạch sẽ. Tốt nhất, gia chủ có thể chuẩn bị một chiếc chậu bằng thủy tinh hoặc bằng ngọc chuyên dùng để tắm cho Thần Tài và ông Địa.
Bước đầu tiên, gia chủ thắp hương trên bàn thờ Thần Tài, cầu khấn nguyện vọng của bản thân và gia đình được tắm cho Thần Tài ông Địa. Lời khấn cần phải thành tâm, thể hiện sự kính ngưỡng đối với Thần Tài. Không nên khấn qua loa đại khái cho xong mà không thành tâm làm mất đi tính linh thiêng vốn có của nghi lễ tắm cho Thần Tài ông địa.
Sau khi khấn vái xong, gia chủ tiến hành hạ tượng Thần Tài ông Địa trên bàn thờ xuống, mang đến một nơi cao ráo, sạch sẽ, sang trọng và tắm cho hai vị thần này bằng nước thơm đã chuẩn bị trước đó. Trong quá trình tắm, nên dùng khăn sạch đã chuẩn bị trước đó để lau rửa những vị trí khó sạch nhất ở bức tượng.
Sau khi tắm xong, đặt hai bức tượng Thần Tài và ông Địa ở những nơi thoáng mát, có nhiệt độ vừa phải, tránh ánh nắng gay gắt để bức tượng khô tự nhiên. Đồng thời, gia chủ có thể tranh thủ thời gian này dọn dẹp lại bàn thờ Thần Tài cho sạch sẽ.
LỜI KẾT: Trên đây là một số lưu ý khi tắm cho Thần Tài. Hi vọng rằng nó sẽ hữu ích để các bạn có thể tắm cho Ông Thổ địa Thần Tài trong gia đình mình một cách đúng và đơn giản nhất, đảm bảo phúc lộc dồi dào cho cả gia đình.
Bình luận trên Facebook