Cúng tất niên cuối năm ở cơ quan 

Cúng tất niên là một trong những tục lệ đã tồn tại hàng ngàn đời trong văn hóa tâm linh của người Việt. Trong những ngày cuối năm này, người ta thường sửa soạn những mâm cơm cúng thịnh soạn nhất để dâng lên ông bà tổ tiên và các bậc thần linh.

Những năm gần đây, tục lệ này không chỉ phổ biến trong gia đình mà còn trở thành một hoạt động tâm linh không thể thiếu trong các cơ quan, xí nghiệp. Vậy cúng tất niên ở cơ quan để làm gì và cúng như thế nào? …. Sau đây mời các bạn cùng đi tìm hiểu.

Vì sao nên cúng tất niên ở công ty – cơ quan – cửa hàng? 

Cúng tất niên tại công ty – cơ quan – cửa hàng để cảm tạ thần linh 

Trong kinh doanh muốn thành công, ngoài thực lực của bản thân, ta không thể bỏ qua yếu tố may mắn. Thần may mắn sẽ giúp cho công việc làm ăn kinh doanh ngày càng phát đạt và tránh được nhiều rủi ro tiềm tàng. Và người đem đến may mắn đó cho công ty, cửa hàng hay cơ quan chính là những vị thần linh mà hàng ngày họ thờ phụng.

Vì thế, trong ngày cuối năm, tại trụ sở cơ quan xí nghiệp, người ta thường sửa soạn những mâm cơm để dâng lên thần linh, cảm tạ trời đất thần linh đã cho con người một năm vừa qua mưa thuận gió hòa, để con người có thể yên ổn làm ăn. Thông qua mâm cơm cúng, chủ cơ quan, doanh nghiệp muốn thể hiện lòng biết ơn của mình tới thần linh vì đã ban phát cho họ nhiều may mắn, tài lộc và bảo vệ họ tránh được nhiều xui xẻo trong kinh doanh.

Đây có thể coi là một ý nghĩa cao đẹp của mâm cơm cúng tất niên, thể hiện lòng biết ơn của chủ nhân cửa hàng, công ty với các vị thần, qua đó thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn tốt đẹp của người Việt.

Cúng tất niên để giúp tài lộc được vẹn toàn 

Trong thực tế, mọi hoạt động cúng bái tâm linh đều hướng tới mục đích cao nhất và cầu tài cầu lộc và hoạt động cúng tất niên tại công ty cũng hướng đến mục đích này. Người ta quan niệm rằng, thành tâm cúng bái vào ngày cuối năm sẽ được thần linh chứng giám và phù hộ độ trì cho những lời cầu khấn trở thành hiện thực.

Theo quan niệm dân gian, thời gian cuối năm cũng là lúc các vị thần cai quản nhân gian tổng kết lại một năm đã qua và quy tụ về thiên đình để báo cáo Ngọc Hoàng về những điều thiện, điều ác mà con người dưới hạ giới đã làm trong một năm đã qua, đồng thời truyền đạt lại những lời cầu khấn của con người tới Ngọc Hoàng sau một năm làm ăn lương thiện.

Vì thế, người ta cho rằng những lời cầu khấn ngày cuối năm rất dễ linh ứng, và mâm cơm tất niên chính là nơi gửi gắm những lời cầu khẩn đó. Đối với cửa hàng, cơ quan hay xí nghiệp, việc cúng tất niên lại càng quan trọng hơn, giúp đảm bảo tài lộc vẹn toàn cho cơ quan đó trong năm mới. Đặc biệt là đối với những nơi kinh doanh buôn bán, việc cúng tất niên có thể sẽ khiến cho công việc làm ăn trong năm mới khởi sắc hơn, lợi nhuận thu về cao hơn và tránh được rủi ro, thua lỗ, kiện tụng.

Cúng tất niên để trừ tà 

Theo phong thủy, những ngày cuối năm là lúc mà âm khí nặng nề nhất. Nhiều vong hồn không siêu thoát và ma đói quỷ khát trở lại dương gian hoành hành, quấy phá. Đối với cơ quan, công ty hay cửa hàng, nếu bị những thế lực tà ác này quấy nhiễu, công việc làm ăn buôn bán có thể bị ảnh hưởng nặng nề, thậm chí là phá sản.

Để ngăn chặn nguy cơ này, người ta thông qua mâm cơm cúng tất niên, thỉnh các vị thần hiển linh. Các vị thần linh, với quyền năng và công đức vô lượng hiện diện trong cơ quan,

công ty hay cửa hàng sẽ làm cho những ma quỷ tà ác trên tránh xa, không dám xâm phạm, qua đó bảo vệ bình an cho cửa hàng đó những ngày cuối năm cũ cũng như những ngày đầu năm mới.

Mâm cơm cúng tất niên tại cơ quan, công ty, cửa hàng gồm những gì? 

Trong thực tế, không có quy định nào về các lễ vật trong mâm cơm cúng tất niên. Tùy vào từng vùng miền khác nhau, người ta sẽ chuẩn bị những vật phẩm khác nhau cho mâm cơm cúng và thường là các đặc sản của địa phương.

Thông thường, một mâm cơm cúng tất niên tại công ty của người miền Bắc sẽ bao gồm những vật phẩm như sau: 

  • Lễ hoa quả, bao gồm 1 lọ hoa tươi và 1 đĩa quả tươi.
  • Lễ tiền vàng đi kèm mũ áo, hương, nến.
  • Lễ mặn, bao gồm bộ tam sên ( 1 khổ thịt luộc, 1 con tôm luộc và 1 quả trứng luộc), giò lụa, chả quế, heo quay, gà luộc, bánh chưng hoặc xôi gấc cùng với 1 hoặc 2 món canh và 1 vào món xào.
  • Lễ ngọt bao gồm bánh, kẹo, mứt và oản.
  • Lễ trầu cau và chè thuốc, rượu trắng.
  • Lễ cúng chúng sinh bao gồm gạo, muối, cháo trắng.

Trong khi đó, lễ cúng tất niên của người miền Nam lại thường đơn giản hơn, bao gồm hoa quả tươi, bánh tét, một vài món ăn mặn và tiền vàng.

Ngoài mâm cơm cúng trên, trước khi cúng tất niên, chủ công ty, cửa hàng nên chuẩn bị trước bài văn khấn cúng tất niên trong tuyển tập văn khấn cổ truyền Việt Nam.

Hướng dẫn cách cúng tất niên ngày cuối năm 

Chọn ngày giờ cúng tất niên 

Lễ cúng tất niên thường được tổ chức vào ngày cuối cùng của năm cũ theo âm lịch, tức là ngày 30 tháng Chạp đối với tháng đủ và 29 tháng Chạp đối với tháng thiếu. Và tùy vào sự sắp xếp của từng gia đình khác nhau, lễ cúng có thể diễn ra vào sáng, chiều hoặc tối trước lễ cúng giao thừa.

Tuy nhiên, để lễ cúng tất niên được diễn ra thuận lợi và tốt đẹp nhất, chủ cửa hàng, công ty nên lựa chọn những giờ tốt trong ngày như giờ Tiểu Cát, giờ Đại An, giờ Tốc Hỷ và ít nhất là tránh những giờ xấu trong ngày như giờ Sát Chủ, giờ Thọ Tử, giờ Thiên la Địa võng, giờ Bạch Hổ nhập miếu, giờ Trùng Tang,…

Tiến hành lễ cúng tất niên 

Sau khi đã chọn được giờ đẹp để tiến hành lễ cúng, chủ cửa hàng, công ty tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề, tốt nhất là mặc lễ phục khăn xếp áo the truyền thống của người Việt.

Tiến hành bày mâm cơm cúng lên bàn thờ, lên hương và chủ công ty, cửa hàng thành tâm đọc bài văn khấn cúng tất niên đã chuẩn bị trước đó. Sau khi đọc xong bài văn khấn, chủ cửa hàng có thể cầu khấn thêm những nguyện vọng của bản thân để cầu may mắn trong năm mới.

Đối với mâm cơm cúng chúng sinh, nên cúng ở ngoài trời, trước cửa của công ty, cửa hàng đó, không nên cúng phía bên trong cửa hàng. Mâm cúng chúng sinh này nên lên hương sau khi đã thực hiện xong việc cầu khấn trên bàn thờ chính trong công ty, cửa hàng.

Tiếp đó, chờ khi hương trên bàn thờ thần linh đã cháy được 2/3, tiến hành hạ mâm lễ tiền vàng trên bàn thờ xuống và mang đi hóa.

Cuối cùng, chờ khi hương trên bàn thờ thần linh đã cháy hết, chủ cửa hàng tiến hành hạ mâm cơm cúng xuống và chia lộc cho người nhà, nhân viên công ty để thụ lộc. Đối với mâm cúng chúng sinh, những vật phẩm sử dụng được có thể chia cho người qua đường.

Vắn khấn cúng tất niên trong nhà và ngoài trời

 

LỜI KẾT: Trên đây là một vài lưu ý về công việc chuẩn bị và tiến hành cúng tất niên ở cơ quan. Hy vọng rằng qua đây, bạn có thể tự mình chuẩn bị được một mâm cơm cúng tất niên đúng và đơn giản nhất để đảm bảo tài lộc, may mắn cho công ty, cơ quan, cửa hàng trong năm mới sắp đến.

 

Bình luận trên Facebook