1335 lượt xem
Trong cuộc sống, chắc hẳn đã không ít lần các bạn được nghe đến câu nam tả nữ hữu. Chắc hẳn câu nói này không quá khó để giải nghĩa. Tuy nhiên, có lẽ cũng không nhiều người trong chúng ta thực sự hiểu hết về ý nghĩa sâu xa của câu nói này.
Vậy nam tả nữ hữu là gì và nguyên tắc này được áp dụng trong những trường hợp nào? Sau đây mời các bạn cùng đi tìm hiểu để có câu trả lời tường tận nhất.
Câu nói nam tả nữ hữu có lớp nghĩa đen khá đơn giản, đó là trai bên trái, gái bên phải. Câu nói này đã có từ xa xưa và bắt nguồn từ nhiều câu chuyện cổ của Trung Quốc.
Truyền thuyết kể lại rằng, từ rất xa xưa, thủy tổ của người Hán, tức người Trung Quốc là Bàn Cổ. Ông này sau đó đắc đạo thành tiên và được phi thăng lên tiên giới, trở thành một vị thần bất tử.
Sau khi phi thăng tiên giới, hầu hết mọi bộ phận trên cơ thể Bàn Cổ đều có biến hóa nghiêng trời lệch đất, trong đó đôi mắt của thần biến thành một cặp nam nữ. Cụ thể, mắt trái của Bàn Cổ biến thành Thần Mặt Trời trong khi mắt phải biến thành Thần Mặt Trăng.
Theo quan niệm dân gian, mặt trời là đại diện cho dương, tức là nam giới, còn mặt trăng đại diện cho âm, tức là nữ giới. Và câu chuyện này chính là nguồn gốc cho sự ra đời của câu nói nam tả nữ hữu.
+ Trên thực tế cuộc sống, nhiều người suy luận rằng quan điểm tả nam hữu nữ là một phần của tư tưởng trọng nam khinh nữ. Tả nam có nghĩa là nam ở bên tay trái.
Theo dòng ý kiến này, tay trái là tay không thuận trên cơ thể con người nên ít khi phải hoạt động. Phần nhiều trong tất cả mọi sinh hoạt hàng ngày, tay này chỉ có tác dụng phụ, bổ trợ cho tay thuận nên rất an nhàn, thảnh thơi. Trong khi đó, tay phải ứng với hữu nữ lại thường xuyên phải hoạt động, là tay chủ đạo trong mọi hoạt động hàng ngày, vì thế mà luôn trong cảnh nhọc nhằn, vất vả.
+ Từ lý giải đó, người ta suy ra rằng, tả nam hữu nữ có ý chỉ người phụ nữ mặc định là người phải chịu cảnh vất vả, trong khi đã là nam giới thì đương nhiên được hưởng cuộc sống an nhàn.
Suy rộng ra, ý kiến này cho rằng, đã là người phụ nữ thì không được cằn nhằn khi vất vả, khó khăn, và rằng việc nhà việc cửa hoàn toàn là việc của phụ nữ, đàn ông trong nhà không có bổn phận phải lo lắng, quán xuyến.
+ Tuy nhiên, có thể thấy rằng, ý kiến này chỉ là nhận thức chủ quan của một bộ phận người cổ hủ, phong kiến trong xã hội. Lý giải như vậy về câu nói nam tả nữ hữu là khiên cưỡng, máy móc và khó có thể chấp nhận được, đặc biệt là khi mà xã hội ngày càng tiến bộ, tư tưởng trọng nam khinh nữ ngày càng phải được xóa bỏ hoàn toàn.
Lớp nghĩa đen của nam tả nữ hữu có phần rất dễ hiểu, đó là nam bên trái còn nữ bên phải. Tuy nhiên, nếu đi sâu vào phân tích, có thể thấy rằng, ẩn sâu trong câu nói đó là một ý nghĩa vô cùng sâu sắc.
Cũng chính vì thế, mà câu nói này được nhiều dòng tư tưởng lấy làm nguyên lý chủ đạo để đưa ra các kiến giải về thế giới. Trong đó, nổi bật nhất là thuyết âm dương ngũ hành. Thuyết âm dương ngũ hành lấy tư tưởng tả nam hữu nữ làm trung tâm để đưa ra những kiến giải về thế giới.
Thuyết này cho rằng, hình thái ban đầu của thế giới là lưỡng nghi. Trong lưỡng nghi, bên trái là thái dương, cũng có nghĩa là nam, bên phải là thái âm, đại diện cho nữ. Thái dương và thái âm hòa hợp làm một thể, từ đó mà lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái và bát quái sinh ra vạn vật.
Tả là một từ Hán Việt, có nghĩa là trái. Như vậy, bên tả là bên trái chứ không phải bên phải
Trong cuộc sống, “tả” được sử dụng khá nhiều. Theo đó, từ này được dùng để phân biệt hai bên bờ của một dòng sông. Người ta thường nói tả ngạn để chỉ bên trái, phân biệt nó với hữu ngạn, có nghĩa là bên phải thay vì dùng “trái ngạn” hay “phải ngạn”.
Trong chính trị, nhiều lần chúng ta đã được nghe đến cụm từ phe cánh tả. Theo đó, phe cánh tả có nghĩa là phe đối lập với nhà cầm quyền và luôn có những hành động chống đối lại các chính sách của nhà cầm quyền.
Trong văn hóa tư tưởng, tả được sử dụng trong cụm từ “ấu trĩ tả khuynh”, tức là những tư tưởng sai trái, đôi khi là quá khích, không phù hợp với thực tế và không thể áp dụng trong thực tế.
Theo nguyên tắc trong khi ngủ, để âm dương được hài hòa, người chồng nên nằm ở bên trái và người vợ nằm ở bên phải. Ở vị trí nằm như vậy, hô hấp, tiêu hóa của cả 2 người sẽ luôn trong trạng thái tốt nhất, từ đó có được một giấc ngủ ngon.
Ngoài ra, nguyên tắc này còn được áp dụng với vị trí đứng của cặp vợ chồng trong lễ cưới hay khi chụp ảnh. Theo đó, vị trí đứng tốt nhất khi 2 vợ chồng đứng cạnh nhau trong lễ đường hay trong khi chụp ảnh, thắp hương gia tiên là người chồng đứng bên trái và người vợ đứng bên phải.
Trong văn hóa tâm linh, hầu hết mọi cách sắp xếp bên phải và bên trái đều áp dụng nguyên tắc nam tả nữ hữu này. Cụ thể là:
Trong nhà thờ Thiên chúa, tượng Chúa Giêsu và các thánh nam sẽ được đặt bên trái lễ đường trong khi tượng Đức mẹ và các thánh nữ sẽ được đặt ở phía bên phải.
Trên bàn thờ ông bà tổ tiên, di ảnh của những người thân là nữ sẽ được đặt ở phía bên phải trong khi di ảnh của những người thân có giới tính nam được quy định đặt ở phía bên trái.
Trong nhà thờ tổ, bên cạnh gian chính thờ ông bà tổ tiên, còn xuất hiện hai gian thờ phụ thờ bà cô và ông mãnh. Trong đó, gian thờ bà cô của dòng họ được quy định đặt ở bên phải còn gian thờ các ông mãnh được đặt ở phía bên trái.
Trong các lăng tẩm hay khu mộ của gia đình, vị trí đặt mộ của các cụ ông là ở bên trái trong khi mộ của các cụ bà là ở bên phải.
Trong bói toán, khi xem đường chỉ tay, thầy bói sẽ xem tay trái nếu khách xem là nam và xem tay phải nếu khách xem là nữ.
Trong các nghi thức ngoại giao, nguyên tắc tả nam hữu được áp dụng để đặt vị trí ngồi cho nước chủ nhà và khách mời cũng như vị trí đặt quốc kỳ. Theo đó, nước chủ nhà được hiểu là phần dương, có nghĩa là nam và được sắp xếp chỗ ngồi ở phía bên trái.
Trong khi đó, khách mời sẽ được hiểu là phần âm, có nghĩa là nữ nên sẽ được sắp xếp chỗ ngồi ở phía bên phải. Quốc kỳ của hai nước cũng được đặt theo nguyên tắc này, khi mà quốc kỳ nước chủ nhà sẽ được đặt ở bên trái còn quốc kỳ của nước khách mời sẽ được đặt ở phía bên phải.
Đơn giản hơn, trong cuộc sống thường ngày, khi có khách đến chơi nhà, gia chủ sẽ sắp xếp cho khách ngồi ở vị trí bên phải còn bản thân ngồi ở bên trái để thể hiện vị thế gia chủ.
LỜI KẾT: Trên đây là cách hiểu đúng và cách áp dụng nguyên tắc nam tả nữ hữu trong cuộc sống. Hy vọng rằng qua đây, bạn có thể áp dụng đúng nguyên tắc này trong các nghi lễ tâm linh và trong các mối quan hệ xã hội của mình.
Bình luận trên Facebook