[Khám Phá] Cô Bé Thượng Ngàn: Truyền thuyết – Dâng Lễ và Đền Cô ở đâu? 

Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, bên cạnh những vị Thánh Mẫu quyền năng, những vị Quan Hoàng uy dũng thì không thể không nhắc đến những Cô Bé như Cô Bé Thoải Phủ, Cô Bé Thượng Ngàn,…. Và hôm nay, xin mời các bạn cùng đi tìm hiểu về Cô Bé Thượng Ngàn, một trong những Cô Bé linh thiêng nhất của đạo Mẫu.

Sự tích Cô Bé Thượng Ngàn là ai?

là một trong số những vị Thánh Cô thuộc tứ phủ. Vị tiên cô này ngự trên tòa Sơn Trang, ngày đêm túc trực ở bên cạnh mẫu Sơn Trang và hầu hạ Mẫu. Vị tiên cô này cũng được Mẫu giao nhiệm vụ thay mặt Mẫu cai quản vùng núi rừng phía Bắc, đồng thời thay Mẫu ban một số phúc lộc cho nhân gian.

Trong số các Cô Bé thuộc hàng tứ phủ Thánh Cô, Cô Bé Thượng Ngàn là vị tiên cô hay về ngự đồng nhất. Khi ngự đồng, cô mặc áo màu xanh, chân đi hài và đeo gùi giống trang phục đi rừng của người dân tộc vùng Tây Bắc. Cô cũng được cho là hiển linh tại nhiều địa phương, và mỗi thần tích cô hiển linh lại gắn với câu chuyện về ngôi đền thờ cô ở nơi đó.

Trong số hàng trăm thần tích được người đời kể lại về cô, có một số thần tích nổi bật là:

Thần tích Cô Bé Tân An 

Ngày nay, ở vùng Tân An – Văn Bàn – Lào Cai vẫn còn lưu truyền sự tích này. Người ta kể rằng, khi xưa vùng Quy Hóa, tức là Lào Cai và Yên Bái bây giờ thường xuyên bị giặc phương Bắc sang xâm lấn, nhân dân trong vùng không thể yên ổn làm ăn sinh sống.

Cảnh đói khổ, bệnh tật xảy ra ở khắp nơi. Bấy giờ, quan Hoàng Bảy là người lãnh đạo dân trong vùng anh dũng kháng địch. Dưới trướng của ngài có một vị nữ tướng là Hoàng Bà Xa, đồng thời cũng là con gái của quan Hoàng Bảy, anh dũng thiện chiến, lập được nhiều chiến công vang dội.

Sau này, khi giặc xâm lược bị đánh bại và bà về trời, người ta lập đền thờ bà và gọi bà là Cô Bé Tân An. Theo nhiều người, đấy chính là hiện thân của Cô Bé Thượng Ngàn ở vùng đất Lào Cai.

Thần tích Cô Bé Minh Lương 

Thần tích kể lại rằng, khi xưa giặc Cờ Đen nổi dậy cướp bóc, giết người, gây bao khổ đau cho dân chúng vùng Minh Lương. Quan quân triều đình được cử đến khu vực này để dẹp loạn thường xuyên thua trận bởi không thông thuộc địa hình nơi đây. Trong tình cảnh đó,

Cô Bé Thượng Ngàn đã hiển linh, dẫn đường giúp quan quân triều đình tìm được sào huyệt của giặc, từ đó dẹp yên quân phản loạn. Khi giặc Cờ Đen đi qua, người ta tưởng nhớ tới vị tiên cô này và lập đền thờ, đồng thời gọi cô là Cô Bé Minh Lương.

Thần tích Cô Bé Mỏ Than 

Truyện kể lại rằng, khi xưa vùng đất Mỏ Than từng bị thần Kim Quy và cá Kình ở biển Đông xâm lấn. Rùa thần và cá Kình đều có ý định cướp bóc hết tài nguyên thiên nhiên ở khu vực này để mang về Đông Hải. Đặc biệt, chúng có ý định vơ vét hết tất cả các mạch khoáng thạch quý hiếm ở vùng này, không cho người dân một chút cơ hội nào giữ lại những tài nguyên quý hiếm.

Trước tình cảnh đó, vua cha Ngọc Hoàng đã cử Cô Bé Thượng Ngàn xuống trần để hàng phục rùa tinh, giúp dân bảo vệ mỏ khoáng thạch quý hiếm. Sau khi rùa thần thua và phải rút chạy ra biển, cô ở lại cùng nhân dân nơi đây lập lại làng, xóm, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và chữa bệnh cho người nghèo trong vùng. Sau này, khi cô về trời, người dân trong vùng ghi nhớ công ơn của cô đã lập đền thờ cô tại nơi mà khi xưa cô hiển linh và gọi cô là Cô Bé Mỏ Than.

Thần tích Cô Bé Đông Cuông 

Truyện kể lại rằng, khi xưa mẫu Đông Cuông hiển linh cô thường đi theo hầu cận. Cô thường cùng mẫu dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi, cách bốc thuốc chữa bệnh, đồng thời thay Mẫu trừng trị những kẻ ác hà hiêp dân lành. Về sau, người dân trong vùng gặp khó khăn mà cầu khấn cô thì cô đều hiển linh giúp đỡ họ. Ngày nay, tại đền Đông Cuông vì thế vẫn có gian thờ cô. Người vùng này gọi cô là Cô Bé Đông Cuông.

Ngày nay, theo nhiều tài liệu ghi lại, Cô Bé Thượng Ngàn là một vị Thánh Cô rất dễ tính, vui.vẻ hòa đồng và có phần tinh nghịch. Cô rất linh thiêng và thường hay ngự đồng hiển linh trong các lễ hầu đồng. Khi ngự đồng, cô mặc áo màu xanh, chân đi hài, lưng đeo gùi của người dân tộc.

Hướng dẫn Dâng lễ Cô Bé Thượng Ngàn 

Chọn ngày dâng lễ Cô

Cô bé Thượng Ngàn là vị thánh cô linh thiêng bậc nhất của đạo mẫu. Cô thường xuyên hiển linh và hầu như ai cầu khấn điều gì chính đáng đều được cô phù hộ cho toại nguyện. Vì thế mà dâng lễ lên cô ngày nào cũng tốt và hầu hết lời cầu nguyện sẽ nhanh chóng linh ứng.

Tuy nhiên để đảm bảo tất cả lời cầu nguyện của bạn đều được cô chứng giám và phù hộ cho thành hiện thực, bạn nên lựa chọn những ngày đẹp trong tháng, trong năm để dâng lễ. Những ngày đẹp này là ngày rằm, mồng Một đầu tháng và những ngày đầu xuân năm mới.

Bên cạnh đó, người ta còn nói rằng, cô được thờ phụng ở nhiều đền khác nhau trong cả nước, và ở mỗi đền này đều có một ngày tiệc cô trong năm. Du khách lựa chọn đi dâng lễ Cô Bé Thượng Ngàn ở đền nào thì nên tìm hiểu trước ngày tiệc Cô Bé Thượng Ngàn ở đền đó để dâng lễ nhằm có được may mắn viên mãn nhất.

Sắm lễ vật dâng lễ Cô

Một mâm lễ vật dâng lên Cô Bé Thượng Ngàn nên đầy đủ những vật phẩm sau:

  • 1 lọ hoa tươi và 1 đĩa quả tươi.
  • 1 đĩa xôi, 1 con gà luộc và 1 cút rượu trắng. Nếu không sử dụng gà luộc, bạn có thể thay thế bằng một khổ thịt luộc.
  • 1 cơi trầu cau têm cánh phượng.
  • 1 mâm tiền vàng.
  • 1 cánh sớ ghi tên người dâng lễ.
  • 1 đĩa oản xanh.
  • Bên cạnh đó, có thể chuẩn bị bài văn khấn dâng lễ Cô Bé Thượng Ngàn trong các tài liệu hoặc trên internet.

Đi lễ Cô cần lưu ý gì? 

Khi đi lễ đền thờ Cô, du khách nên chú ý phải thật thành tâm và thành kính thì mới được cô phù hộ độ trì. Nếu không thành tâm, thành kính, chẳng những lời cầu khấn của bạn không thành hiện thực mà còn bị cô vật cho gặp nhiều xui xẻo, tai họa.

Đi lễ đền cô trước nên cầu sức khỏe và sự bình an, sau rồi mới cầu đến công danh sự nghiệp và tài lộc. Ngoài ra, du khách chú ý không nên cầu quá tham lam hay cầu những điều viển vông, sai trái, vi phạm đạo đức và pháp luật.

Khi dâng lễ, du khách cần chú ý đặc biệt tới cách ăn mặc, nói năng và hành vi ứng xử của bản thân trong đền. Không nên ăn mặc hở hang, nói năng tục tĩu và có những hành vi thô lỗ trong đền thờ cô.

Tuyệt đối không nên có những ý nghĩ bất chính như cướp của, lừa đảo hay trộm cắp trong đền thờ Cô.

Vị trí Đền thờ Cô Bé Thượng Ngàn ở đâu? 

Cô Bé Thượng Ngàn hiện nay được thờ phụng ở nhiều đền trong cả nước, như đền Tân An, đền Minh Lương, đền Mỏ Than, đền Đông Cuông, đền Chí Mìu …

Tuy nhiên, đền thờ chính và linh thiêng nhất thờ Cô Bé Thượng Ngàn mà du khách nên ghé qua một lần lại là đền Quan Đệ Tam. Đền này tọa lạc tại đường Hùng Vương, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn. Đền cách Hà Nội khoảng 150km về phía Bắc.

LỜI KẾT: Trên đây là một số những kinh nghiệm đi lễ Cô Bé Thượng Ngàn mà bạn nên biết, cũng như những thông tin về truyền thuyết, thần tích và cách dâng lễ cô. Chúc bạn sẽ có một chuyến đi thành công và mang về gia đình thật nhiều tài lộc, hạnh phúc.

 

Bình luận trên Facebook