Thần tích về Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn – Hướng dẫn dâng lễ mẫu

Tết này, bạn đang muốn cùng gia đình du xuân về đền Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn để cầu tài lộc cho một năm sắp tới. Tuy vậy, bạn lại chưa biết rõ về lễ nghi dâng lễ lên vị Thánh Mẫu này. Điều đó làm bạn buồn phiền và lo lắng, bởi dự định đến cửa Thánh không phải là lời nói mang tính trêu đùa, và nói trước mà không thực hiện có thể bị Thánh quở.

Hiểu rõ sự lo lắng ấy trong lòng bạn, hôm nay bài viết này xin được chia sẻ đến bạn một số kinh nghiệm dâng lễ lên Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn cũng như cách di chuyển đến đền thờ Mẫu để bạn có thể yên tâm, tự tin thực hiện chuyến đi này.

Sự tích về Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn là ai?

Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn là một trong Tam Tòa Thánh Mẫu của Đạo Mẫu, bên cạnh Mẫu Thượng Thiên và Mẫu Thoải. Mẫu xếp ở vị trí thứ 2 sau Mẫu Thượng Thiên. Bà được biết đến là vị Thánh Mẫu cai quản toàn bộ núi rừng của nước Việt.

Người ta cho rằng, Mẫu chính là vị Thánh phù hộ độ trì cho cây cối tốt tươi, mùa màng được bội thu và núi rừng được yên ổn. Với những người đi rừng, họ tin rằng Mẫu là người đã bảo vệ họ tránh thoát được nhiều thú dữ rình rập, săn bắn hái lượm được nhiều hoa quả và muông thú trong rừng để có cuộc sống no đủ hơn.

Ngoài ra, những người dân vùng sơn cước con tin tưởng rằng đây là vị Thánh Mẫu đã giúp giúp họ khai hoang, lập làng lập ấp và đời đời kiếp kiếp ban cho họ các sản vật phong phú từ núi rừng. Chính vì thế mà ở nhiều nơi, người ta lập đền và thờ phụng Mẫu.

Mẫu Thượng Ngàn là vị Thánh Mẫu để lại nhiều thần tích tại nhân gian. Tuy vậy, những thần tích này hiện nay đã bị mai một nhiều, không còn được kể lại và cũng không nhiều người biết đến. Trong số rất nhiều thần tích về Mẫu, 2 thần tích nổi bật nhất còn được kể lại là:

Thần tích về Mẫu Thượng Ngàn La Bình 

+ Thần tích này có kể lại rằng, Mẫu Thượng Ngàn tên thật là La Bình công chúa, là con gái của Thánh Tản Viên Sơn Tinh và Mỵ Nương công chúa. Bà sinh ra tại núi Tản Viên, tức là địa phận Ba Vì ngày nay.

+ Sinh thời bà cùng cha Sơn Tịnh và mẹ Mị Nương đi khắp núi rừng đất Việt, bảo vệ bình an cho dân chúng sống ở những vùng rừng thiêng nước độc này. Bà dạy dân cách trồng lúa, cách nuôi trâu bò lợn gà, cách săn bắt và cách bảo vệ bản thân trước sự tấn công của thú dữ trong vùng. Bà cũng là người đoàn kết những người dân du mục lại, cùng họ lập ấp, lập làng để hình thành nên những cộng đồng người đầu tiên. + Về sau, khi nước Việt bị giặc phương Bắc xâm lược, bà còn nhiều lần hiển linh giúp quân dân Đại Việt đánh giặc giữ nước. Thần tích bà hiển linh giúp dân đánh giặc được kể nhiều nhất là những lần Mẫu giúp nghĩa quân Lam Sơn tránh thoát sự truy đuổi của quân Minh tại vùng núi Chí Linh.

+ Sau này, khi Sơn Tinh và Mỵ Nương được triệu về trời và được phong thánh bất tử, bà được Ngọc Hoàng đại đế cử ở lại cai quản 81 cửa rừng nước Việt, tiếp tục giúp dân an cư lạc nghiệp và gìn giữ hòa bình. Từ đó, Bà cũng được phong thánh, gọi là Mẫu Thượng Ngàn, hay Thánh Sơn Trang.

Thần tích về Mẫu Thượng Ngàn Mỵ Nương Quế Hoa 

+ Thần tích kể lại rằng, Mẫu Thượng Ngàn thực chất là con của vua Hùng Định Vương và An Nương hoàng hậu, tên là quế hoa. Bà mất mẹ từ nhỏ, và cũng phải trải qua không ít sóng gió khi thiếu đi tình thương từ người mẹ hiền.

Vì thế mà khi lớn lên, công chúa luôn động lòng thương xót khi gặp những mảnh đời bất hạnh, những cảnh dân chúng khổ cực, lầm than. Điều này làm dấy lên khát vọng cứu người giúp đời của Quế Hoa công chúa.

+ Để thực hiện lý tưởng cao đẹp này, nàng đã rời bỏ cuộc sống sung túc, ấm no nơi hoàng cung, dân theo 12 nữ hầu cận thân thiết chu du khắp dọc miền sơn cước của nước Việt cổ, đến những vùng núi cao vực sâu nhất để cứu giúp những người dân khốn khó.

+ Quế Hoa công chúa được cho là có công lớn trong việc giúp người đồng bào dân tộc vùng núi phía bắc lập làng lập xóm để an cư lạc nghiệp và đoàn kết chống lại kẻ thù. Trước những công lao to lớn ấy của công chúa, người ta lập đền thờ bà ở những nơi bà đã từng đi qua và gọi bà với cái tên tôn kính là Mẫu Thượng Ngàn.

Cách Dâng lễ Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn như thế nào?

Chọn ngày dâng lễ Mẫu

Ngày thích hợp nhất để dâng lễ lên Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn là những ngày mồng Một đầu tháng và ngày Rằm. Nếu chỉ có thể đi lễ một lần duy nhất trong năm, bạn nên chọn những ngày đầu năm mới để dâng lễ. Đây là ngày Tết Cổ truyền của dân tộc nên rất nhiều người thỉnh Mẫu về để cầu may.

Đặc biệt, du khách có không nên bỏ qua ngày 20/2 Âm lịch. Đây là ngày tiệc Mẫu Thượng Ngàn, nên trong ngày này, người ta hay tổ chức các lễ hầu đồng quy mô lớn để thỉnh Mẫu về.

Sắm lễ dâng Mẫu

Lễ để dâng lên Mẫu Thượng Ngàn không nhất thiết phải chuẩn bị quá nhiều, quá tốn kém. Điều quan trọng nhất khi chuẩn bị lễ vật để dâng lên Mẫu là sự thành tâm. Nếu thành tâm mà điều kiện khó khăn không cho phép chuẩn bị nhiều, du khách chỉ cần một nén hương cũng sẽ được mẫu phù hộ.

Tuy nhiên, lễ vật dâng lên Mẫu tốt nhất vẫn nên đầy đủ những vật phẩm sau:

  • Hoa tươi và mâm ngũ quả.
  • Trầu cau và chè thuốc.
  • Xôi gà hoặc xôi thịt và rượu trắng.
  • Tiền vàng và một cánh sớ.
  • Một đĩa oản.

Lưu ý, những vật phẩm trên phải là đồ tươi ngon và phải là đồ còn nguyên, chưa được sử dụng. Nếu có điều kiện kinh tế hơn, du khách có thể chuẩn bị thêm những sản vật là đặc sản của quê hương mình.

Bên cạnh đó, nhất định nên chuẩn bị kĩ bài văn khấn dâng lễ Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn.

Lưu ý khi dâng lễ Mẫu

Du khách đến thắp hương và dâng lễ Mẫu ở bất kỳ đền nào đều có thể cầu cho bản thân và gia đình sức khỏe, tài lộc, sự nghiệp thành cộng. Tuy nhiên, du khách không nên cầu những điều quá vô lý thể hiện sự tham lam của bản thân và tuyệt đối không được cầu khấn những điều thương thiên hại lý, trái với đạo đức, pháp luật.

Du khách khi dâng lễ lên Mẫu Thượng Ngàn cần chú ý phải thật sự thành kính, thành tâm, không được có tạp niệm xấu xa trong đầu.

Du khách khi đến dâng lễ và tham quan đền Mẫu cũng nên hết sức chú ý lời ăn tiếng nói và cử chỉ hành động của mình sao cho hợp khuôn phép, lịch sự. Trang phục cũng cần phải gọn gàng, không được hở hang.

Vị trí Đền Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn ở đâu? 

Hiện nay trên cả nước, có nhiều đền thờ Mẫu Thượng Ngàn. Trong số này, nổi tiếng và quy mô hơn cả, cũng là linh thiêng nhất phải kể đến những đền sau:

  1. Đền Suối Mỡ, xã Nghĩa Phương, Lục Nam, Bắc Giang. Đền này thờ mẫu Thượng Ngàn Quế Hoa công chúa cùng với sự tích Mỵ Nương Quế Hoa.
  2. Đền Bắc Lệ, xã Tân Thanh, Hữu Lũng, Lạng Sơn. Đền này thờ Mẫu Thượng Ngàn La Bình. Đền Đông Cuông, Văn Yên, Yên Bái.
  3. Đến Cô Chín Sòng Sơn, Hà Trung ,- Thanh Hóa.

LỜI KẾT: Trên đây là Sự tích và truyền thuyết về Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn , cũng như một số kinh nghiệm dâng lễ và một số địa điểm có đền thờ Mẫu linh thiêng nhất mà bạn nên ghé thăm một lần trong dịp năm mới sắp đến.

 

Bình luận trên Facebook