Bộ tam sên gồm những gì? Có ý nghĩa như thế nào?

Chắc hẳn trong nhiều nghi lễ tâm linh, chúng ta vẫn thường được nghe nói về “bộ tam sên” xuất hiện trong số các vật phẩm cúng. Tuy nhiên, hẳn là không nhiều người hiểu biết tường tận về bộ vật phẩm này. Vậy bộ tam sên là gì, gồm những gì và được sử dụng khi nào,…? Sau đây mời các bạn cũng đi tìm hiểu.

Bộ tam sên là gì? 

Định nghĩa

Theo từ điển Hán Việt, tam có nghĩa là ba, sên nghĩa là sinh vật. Như vậy, nghĩa đen của từ tam sên có nghĩa là ba loại sinh vật khác nhau. Bộ tam sên vì thế có thể hiểu là bộ vật phẩm cúng được làm từ 3 loại sinh vật khác nhau trong tự nhiên.

Trong văn hóa Nam Bộ 

Trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt, bộ tam sên xuất hiện nhiều trong mâm cơm cúng của người miền Nam. Người miền Bắc và người miền Trung ít khi để ý đến bộ tam sên này.

Theo đó, bộ tam sên trong văn hóa thờ cúng của người miền Nam là bộ vật phẩm đại diện cho Thủy – Thổ – Thiên, tức là trên trời, trên mặt đất và dưới nước. Như vậy, bộ ba sinh vật mà họ sử dụng trong mâm cơm cúng sẽ bao gồm 1 loại sinh vật sống trên trời, hay chính xác hơn là sinh vật biết bay hoặc liên quan đến sinh vật biết bay, 1 loại sinh vật sống trên mặt đất và 1 loại sinh vật sống dưới nước.

Bộ ba này trong văn hóa tín ngưỡng của người Nam Bộ như vậy không đơn giản chỉ là những vật phẩm xuất hiện trong mâm cơm cúng mà còn là đại diện cho tất cả mọi loại môi trường sống xuất hiện trong tự nhiên, từ đó tượng trưng cho thế giới, cho sự hòa hợp âm dương, và tứ góc độ nào đó, có thể coi là lời cầu mong của con người gửi đến thần linh, mong mọi được chung sống yên bình với tự nhiên.

Trong đạo Phật 

Bộ sinh vật này cũng được nhắc đến nhiều lần, dù không được sử dụng trong thờ cúng, do đạo Phật kiêng kỵ sát sinh và thờ cúng đồ mặn. Theo đạo Phật, bộ tam sên là bộ 3 vật phẩm đại diện cho các hình thức sinh sản khác nhau trên thế gian. Cụ thể, bộ tam sên sẽ bao gồm 1 loại sinh vật được sinh ra theo hình thức Thai sinh, tức là sinh ra từ bào thai, 1 loại sinh vật được sinh ra từ Noãn sinh, tức là sinh ra từ trứng và 1 loại sinh vật được sinh ra từ hình thức Thấp sinh, tức là sinh ra từ nơi ẩm ướt.

Từ quan niệm trên, bộ tam sên trong đạo Phật được cho mang ý nghĩa về sự sinh sôi nảy nở và người ta dùng bộ vật phẩm này trong thờ cúng để cầu mong mọi sự trong cuộc sống đều phát triển theo hướng tốt, đi lên và không bị lụi tàn.

Ý nghĩa của bộ tam sên là gì?

Văn hóa thờ cúng có sử dụng bộ tam sên xuất phát từ văn hóa phồn thực của người Việt. Theo đó, tam sên đại diện cho 3 nguồn thức ăn chủ yếu của con người. Đây chính là những nguồn thức ăn đã nuôi sống ngàn đời của người Việt.

Vì thế mà người ta sử dụng bộ sinh vật này để cầu mong tiếp tục được phù hộ cho gia đình no đủ, mãi mãi không phải lo lắng quá nhiều về chuyện cơm ăn áo mặc.

Bộ tam sên gồm những gì? 

Trong mâm cơm cúng, bộ tam sên bao gồm 3 đĩa thức ăn riêng biệt, thông thường sẽ là:

+ 1 đĩa thịt lợn luộc, đại diện cho sinh vật sống trên cạn, tức là Thổ, và cũng là đại diện cho Thai sinh theo quan niệm của nhà Phật.

+ 1 con tôm luộc hoặc 1 con cua luộc. Đĩa thức ăn này bắt buộc phải là sinh vật sống dưới nước, đại diện cho Thủy, và chính là hình thức Thấp sinh theo quan niệm Phật giáo.

+ 1 quả trứng luộc. Trứng này có thể là trứng gà, trứng vịt hoặc trứng của 1 loài gia cầm nào khác biết bay. Đối với mâm cúng của người miền Nam, trứng được sử dụng là trứng vịt, còn trong mâm cúng của người miền Bắc nếu có xuất hiện bộ tam sên sẽ là trứng gà. Quả trứng này là đại diện cho Thiên, và theo Phật giáo, đây là vật phẩm đại diện cho hình thức Noãn sinh.

Ngoài ra, tùy từng vùng miền khác nhau, bộ tam sên lại bao gồm những vật phẩm khác nhau. Ví dụ như người dân vùng Bắc Trung Bộ, tiêu biểu là ở Huế, người ta sẽ dùng mép bò, dồi trường và lưỡi lợn để làm bộ tam sên. Trong khi đó, ngày nay, người miền Nam thường thay tôm cua luộc thành cá lóc nướng.

 

Bộ tam sên trong mâm cúng tại Việt Nam chúng ta

không phải lúc nào cũng nên xuất hiện trong mâm cơm cúng. Theo đó, bộ này thường được chuẩn bị cho mâm cơm cúng Thần Tài Thổ Địa và cúng động thổ, khai trương,… để cầu mong mưa thuận gió hòa, ăn nên làm ra.

Trong mâm cơm cúng, ngoài bộ tam sên ở vị trí trung tâm, gia chủ nên chuẩn bị thêm các vật phẩm khác đi kèm như canh, các món xào, giò, chả, thịt gà, hoa quả…. để mâm cơm cúng được đầy đủ và lịch sự.

Sau khi thực hiện nghi lễ cúng bái, bộ ba sinh vật này trong mâm cơm cúng có thể coi là lộc, vì thế mà sau khi hạ mâm cúng, gia chủ nên giữ lại để chia cho con cháu trong nhà thụ lộc chứ không nên cho đi.

 

LỜI KẾT: Trên đây là một vài thông tin liên quan đến bộ tam sên xin được chia sẻ đến bạn. Hy vọng rằng nó sẽ giúp ích để bạn có thể chuẩn bị được đầy đủ đúng và đẹp nhất cho mâm cơm cúng của gia đình.

 

Bình luận trên Facebook