05 điều cần biết về cách thờ Quan Công thế nào cho đúng

Trong lịch sử, có những người anh hùng đại diện cho cả một thế hệ, đại diện cho lòng trung nghĩa kiên cường mà sau khi người đó mất đi, được cả thiên hạ tưởng nhớ và thờ cúng. Trong số hàng trăm người anh hùng như vậy, có một người mà khi về nhắc về lòng trung nghĩa, ta không thể không nhắc đến đầu tiên – đó là Quan Công.

Ngày nay, vị thánh này được nhiều gia đình lập bàn thờ và thờ phụng những mong có được sức mạnh và sự may mắn trong cuộc sống. Tuy nhiên, thờ Quan Công như thế nào cho đúng thì không phải ai cũng nắm được tường tận.

Ngày hôm nay, để giúp các bạn hiểu rõ và đúng hơn về Quan Vân Trường cũng như cách thờ phụng ông, bài viết này xin được điểm qua một vài điều cơ bản về tâm linh liên quan đến vị thánh này.

Thờ Quan Công có ý nghĩa gì?

+ Quan Công, tên thật là Quan Vũ, tự là Vân Trường, người tỉnh Hà Đông – Trung Quốc. Ông là một nhân vật có thật, sống ở thời Tam Quốc, tức là khoảng thế kỷ III. Ông xuất thân từ nghề đan chiếu, sau theo Lưu Bị gây dựng cơ đồ, trở thành khai quốc công thần của nhà Hán Thục, có công lớn giúp nhà Thục tranh bá ở hai nhà Ngụy và Ngô.

+ Hình tượng Quan Vũ xuất hiện nhiều trong tiểu thuyết Tam Quốc Chí của La Quán Trung. Trong truyện, ông là một dũng tướng, là người đứng đầu trong nhóm ngũ hổ tướng lừng lẫy.

Ông được miêu tả là một đại hán cao 10 tấc, vai rộng 5 tấc, mặt đỏ như gấc, râu hùm hàm én. Ông sử dụng một thanh Long Đao nặng tới 80 cân, cưỡi ngựa xích thố và được tác giả ca ngợi là con người trung nghĩa, không bị khuất phục trước tiền tài, địa vị hay quyền lực, thậm chí là đặt lòng trung thành lên trên cả tính mạng của bản thân.

+ Ngày nay, nhân vật Quan Vân Trường được nhiều người trong thiên hạ xưng tụng là Trung Nghĩa Thiên Thu Đế Quân và được thờ phụng như một vị thánh. Người ta quan niệm rằng, thờ phụng quan Công trong nhà có thể đem đến cho họ sức mạnh tuyệt đối để vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống.

Người ta cũng cho rằng, thờ phụng một bức tượng Quan Công trong nhà có thể xua đuổi hết mọi ma quỷ đang quấy nhiễu ngôi nhà ấy, bảo vệ cuộc sống bình yên và hạnh phúc cho cả gia đình.

Ngày vía Quan Công là ngày nào? 

Ngày vía là một khái niệm tâm linh, dùng để chỉ một ngày kỷ niệm, có thể là ngày một vị Thánh hay chư Phật được sinh ra hay có thể là ngày vị thánh đó hiển linh, cứu giúp muôn dân trong thiên hạ, trừ yêu diệt ma.

Theo đó, trong năm có 4 ngày vía Quan Công, là những ngày kỷ niệm gắn liền với vị thánh này. Trong những ngày này, chúng ta nên dâng hương lên bàn thờ quan Công hoặc hành hương đến những đền thờ ông để cúng bái, xin bùa cầu phúc.

Cụ thể, những ngày này là: 

+ Ngày mồng 3 tháng Giêng âm lịch, là ngày Quan Công quy y Tam Bảo, hiển thánh. Trong ngày này, gia đình nên dâng hương hoa và lễ vật lên bàn thờ Quan Công. Tuy nhiên, lễ cúng ở đây mà gia chủ phải chuẩn bị là lễ chay, không được cúng lễ mặn.

+ Ngày 13 tháng 5 Âm lịch, là ngày Quan Vũ hiển linh, cứu giúp người lương thiện và tiêu diệt kẻ ác, trừ hại cho dân. Trong ngày này, bên cạnh việc dâng hương lên bàn thờ Quan Công, gia chủ cần chuẩn bị mâm cúng chúng sinh để tích đức.

+ Ngày 13 tháng 6 Âm lịch, là ngày vía tử.

+ Ngày 24 tháng 6 Âm lịch, là ngày cúng vía Quan Công ở đền thờ ông tại Hội An. Trong ngày này, gia chủ có thể dâng hương và làm lễ cúng Quan Vân Trường ở nhà. Tuy nhiên, nếu có điều kiện, gia chủ nên hành hương về đền thờ Quan Công ở Hội An để việc cầu khấn và tích đức được linh nghiệm nhất.

Thờ Quan Công không được ăn thịt gì? 

+ Việc thờ cúng Quan Công khá đơn giản, không yêu cầu cầu kỳ và nhiều lễ nghi tôn giáo. Gia chủ có thể cúng chay hoặc mặn tùy ý, nhưng phải đặc biệt lưu ý không được cúng thịt gà trống, thịt trâu và thịt chó.

Bên cạnh đó, gia chủ nếu đã tin tưởng và thờ phụng quan Vũ tốt nhất nên hạn chế ăn những loại thịt trên, ít nhất là không nên ăn vào những ngày dâng hương cúng lễ ngài.

+ Lý do được đưa ra giải thích cho việc gia chủ không nên ăn những loại thịt trên bởi đây là những linh vật hoặc là đại diện cho lòng trung thành, hoặc là đại diện cho sức mạnh to lớn hơn hẳn trăm loài. Những đức tính này có phần khá giống với tính cách của Quan Công – mạnh mẽ và trung nghĩa.

Vì thế mà người ta quan niệm rằng, ăn những loại thịt trên, việc thờ cúng Quan Công sẽ mất đi sự linh nghiệm. Đặc biệt là khi thờ phụng Quan Công mà ăn thịt trâu thường xuyên, sẽ khó sinh được con trai để nối dõi tông đường.

Cách thờ Thánh Quan Đế Quân như thế nào?

Thánh Quan Đế Quân là cách long trọng, thành kính nhất mà con cháu hậu thế dùng để gọi Quan Công.

Khi thờ cúng vị thánh Đế Quân này, ta cần chú ý một số điều sau đây:

Mục đích thờ cúng: 

Thờ cúng Quan Công trước hết để cầu bình an. Người ta mong rằng với sức mạnh siêu nhiên, Đức Thánh Đế Quân sẽ bảo vệ gia đình khỏi những thế lực đen tối và tà ác, bảo vệ gia đình khỏi xui xẻo, ốm đau, bệnh tật.

Sau nữa, người ta mong muốn rằng thông qua việc thờ, Quan Vũ sẽ hiển linh và phù hộ độ trì cho gia đình có được nhiều may mắn và sức khỏe.

Ai nên thờ Quan Công? 

Không phải gia đình nào cũng nên thờ Quan Vân Trường và không phải bất cứ ai thờ Quan Công cũng có được may mắn. Theo đó, gia chủ chỉ nên lập bàn thờ Quan Công khi tuổi đời ít nhất là 25 trở lên. Chỉ có những người nam giới từ 25 tuổi mới có đủ nguồn dương khí dồi dào, thịnh vượng để nhận lộc từ vị Thánh này.

Thắp hương Quan Công như thế nào cho đúng?

Những gia đình lập bàn thờ Quan Công nên dâng hương và hoa tươi hàng ngày để cầu một ngày làm việc bình an và may mắn.

Vào những ngày vía Quan Công như đã nói ở trên, gia đình nên chuẩn bị mâm cơm cúng để dâng lên Đức Quan Vân Trường. Lễ vật trong mâm cơm tùy tâm gia chủ chuẩn bị, lễ chay hay lễ mặn đều được, to hay nhỏ cũng tùy điều kiện của từng gia đình. Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là mâm cơm cúng nên có rượu và không được có thịt gà, thịt chuột, thịt chó và thịt trâu.

Lập bàn thờ Quan Công như thế nào? 

Việc lập và thờ ngìa trong gia đình cũng không yêu cầu quá cầu kỳ, tỷ mỉ. Nguyên tắc đặt bàn thờ Quan Công là phải đặt cao hơn bàn thờ tổ tiên và thấp hơn bàn thờ Phật.

Khi lập bàn thờ, nên lưu ý đặt bàn thờ ở những nơi cao ráo, khô thoáng, lịch sự. Không nên đặt bàn thờ ở những nơi ẩm ướt, tối tăm, những không gian kém lịch sự như nhà bếp, phòng ngủ hay khu vực gần nhà vệ sinh.

Tượng Quan Công đặt hướng nào? 

Pho Tượng có thể đặt ở nhiều nơi trong tư gia như phòng khách, phòng thờ, phòng làm việc. cụ thế như sau:

  • Nếu muốn tượng Quan Công bằng đồng hóa giải hung, sát khí cho ngôi nhà, nên đặt tượng quay mặt ra cửa.
  • Nếu muốn hóa giải những sát tinh xấu đang chiếu mệnh gia chủ, có thể đặt bức tượng quay mặt về phía sát tinh đó.
  • Với những người muốn đề phòng kẻ tiểu nhân hãm hại, nên đặt bức tượng trong phòng làm việc và nên đặt ở phía sau bàn làm việc, quay mặt về phía bàn làm việc để bảo vệ phía sau của mình, tránh bị đánh lén.

Khi trưng bày tượng Quan Vũ, cần chú ý không được đặt tượng quay mặt về phía nhà vệ sinh hay phòng bếp, phòng ngủ. Gia chủ cũng nên lưu ý đặt bức tượng sao cho thanh đao trong tay bức tượng không được hướng thẳng ra cửa chính để tránh có hại cho chủ nhân ngôi nhà.

 

LỜI KẾT: Trên đây là một số điều cần lưu ý khi thờ cúng Quan Công trong tư gia. Mong rằng nó sẽ giúp ích để bạn thờ cúng ngài đúng cách, qua đó đảm bảo sự bình yên và tài lộc cho gia đình.

 

Bình luận trên Facebook