397 lượt xem
Nói đến tết Thanh minh, hẳn là không ai còn cảm thấy xa lạ. Cái tết này tuy không to như Tết Cổ truyền hay tết Nguyên tiêu mới diễn ra trước đó ít ngày nhưng lại mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc: cái tết của sự biết ơn, lòng hiếu thảo.
Ngày nay, trong xã hội hiện đại, cái tết này dần dần mai một và không ít người bỏ qua của sự tồn tại của nó. Ngày hôm nay, để giúp các bạn hiểu rõ hơn về cái tết này, qua đó giúp cho những con dân của nước Việt có ý thức trách nhiệm hơn trong việc bảo tồn những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc, bài viết xin được giới thiệu đôi điều về tết Thanh minh.
Tết Thanh minh, hay còn gọi là tiết Thanh minh là một trong 24 tiết khí của đất trời trong một năm. Trong năm dương lịch, tiết Thanh minh thường bắt đầu từ khoảng ngày mồng 4 hoặc mồng 5 tháng 4 và kết thúc vào khoảng ngày 24 đến 25 của tháng đó.
Trong tiết Thanh minh, ngày tết chính sẽ diễn ra vào ngày thứ 60 tính từ ngày lập xuân. Còn theo âm lịch, tiết Thanh minh thường diễn ra trong khoảng cuối tháng Hai, đầu tháng Ba, trong đó ngày tết chính bắt buộc phải diễn ra trong tháng Ba, tức là tháng Thìn.
Tết Thanh minh có nguồn gốc từ Trung Quốc. Câu chuyện kể rằng, dưới thời Xuân Thu – Chiến Quốc, Giới Tử Thôi, khi ấy là sĩ phu của nước Tấn, đã có công lớn trong việc phò tá Tấn Văn Công giành được một phần thiên hạ.
Sau khi chiến tranh chinh phạt kết thúc, Tấn Văn Công ổn định được ngôi báu đã vô tình quên đi công lao của Giới Tử Thôi. Khi Tấn Văn Công nhớ ra Giới Tử Thôi thì ông này đã quy về ở ẩn trong núi.
Không mời được Giới Tử Thôi quay về, vua ra lệnh đốt núi để ép ông ra nhưng ông nhất quyết chịu chết cháy không ra. Sau khi Giới Tử Thôi bị chết cháy, nhà vua vô cùng hối hận, quyết định vào ngày ông mất, tất cả con dân trong thiên hạ không được nấu nướng và phải ăn đồ nguội để tưởng nhớ công lao của Giới Tử Thôi và đặt tên ngày là tết Thanh minh. Từ đó ngày tết thanh minh ra đời ở Trung Quốc với mục đích nhớ ơn công lao của những người đã khuất.
Ngày Tiết thanh minh du nhập vào văn hóa Việt Nam qua 1000 năm Bắc thuộc. Tuy nhiên, cái tết này đã được biến đổi để phù hợp với văn hóa của người Việt.
Tết Thanh minh của người Việt diễn ra với nhiều hoạt động ý nghĩa. Trong ngày này, các thành viên trong cùng gia đình sẽ quây quần bên nhau và cùng nhau hướng về ông bà tổ tiên cùng những người thân đã khuất trong gia đình.
Hoạt động được cho là ý nghĩa nhất trong ngày tết này đó là lễ tảo mộ. Hoạt động này nhằm mục đích sửa sang lại phần mộ của tổ tiên để những người thân đã khuất luôn được mồ yên mả đẹp.
Một hoạt động nữa thường diễn ra trong tiết Thanh minh là hội đạp thanh, tức là dẫm lên cỏ. Mục đích của hội này là để nam thanh nữ tú gặp nhau, trao duyên và cầu may mắn. Tuy nhiên, khi du nhập vào Việt Nam, hoạt động này không được phổ biến và được ít người chú ý hơn lễ tảo mộ.
Ở miền Bắc, tết thanh minh sẽ diễn ra vào ngày thứ 60 tính từ ngày lập xuân. Ngày tết này cũng tách biệt hoàn toàn với tết Hàn thực, diễn ra vào ngày mồng 3/3 âm lịch.
Ở miền Trung và miền Nam, tết thanh minh thường được đồng nhất với tết Hàn thực 3/3 và người ta thường đi thăm viếng mộ người thân vào ngày này, sau đó cả gia đình sẽ tập trung làm bánh trôi, bánh chay để dâng lên cúng ông bà tổ tiên.
Ý nghĩa trọng đại nhất của tết Thanh minh là để tưởng nhớ ông bà tổ tiên. Như đã nói ở trên, trong ngày này, các gia đình sẽ tiến hành dọn dẹp mộ phần của tổ tiên, đồng thời tiến hành các hoạt động thờ cúng để tưởng nhớ những người thân đã khuất trong gia đình, qua đó tưởng nhớ đến công sinh thành, dưỡng dục của những người ấy. Thông qua ngày này, những người đi trước cũng muốn răn dạy thế hệ sau không được quên đi cội nguồn, gốc gác của bản thân mình.
Đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình đoàn viên, quây quần bên nhau, làm cho gia đình thêm gắn kết, yêu thương nhau hơn.
Bên cạnh đó, ngày tết này còn là dịp để cầu may mắn, đặc biệt là cầu may mắn trong đường tình duyên, mong ước bản thân mình sớm gặp được hạnh phúc đích thực của cuộc đời.
Theo cách tính được truyền lại từ cổ nhân, tết Thanh minh sẽ diễn ra vào ngày thứ 60 tính từ ngày lập xuân. Như vậy, nếu tính theo cách này, tết thanh minh 2021 sẽ diễn ra vào ngày chủ nhật, 4/4 dương lịch, tức là ngày 23 tháng 2 Âm lịch.
LỜI KẾT: Trên đây là một số thông tin về ngày tết Thanh minh trong văn hóa cổ truyền của dân tộc. Mong rằng cái tết này sẽ còn mãi trong tiềm thức mỗi người dân Việt Nam, để một cái tết đầy ý nghĩa như ngày Tiết Thanh minh sẽ tồn tại mãi trong dòng chảy văn hóa của nước Việt.
Bình luận trên Facebook