373 lượt xem
Bồ Đề Đạt Ma Sư Tổ là sư tổ truyền nhân của Trung Quốc, là cha đẻ của Thiền Phật giáo tại Trung Hoa. Ông là truyền nhân thứ 28 của nhà Phật, là người sáng lập ra Thiền học và Võ thuật và truyền bá tới Trung Quốc. Ông được biết đến là người truyền phương pháp rèn luyện thân thể tới các nhà sư và dẫn đến sự ra đời của môn võ Thiếu Lâm.
+ Bồ Đề Đạt Ma là con trai thứ ba của quốc vương nước Hương Chí, ông có tên tục là Bồ Đề Đa La. Trong một lần đi tới đất nước Hương Chí, vị tổ thứ 27 của nhà Phật là Bát Nhã Đa La đã gặp Bồ Đề Đạt Ma.
Thấy Bồ Đề Đạt Ma có nhiều nét đặc biệt nên Bát Nhã Đa La đã bảo Đạt Ma cùng bàn về chữ Tâm. Sau quá trình trò chuyện, Bát Nhã Đa La nhận thấy Bồ Đề Đa La là một người nhỏ tuổi nhưng lại có ngộ tính cao, có thể nói được những điều quan trọng của chữ Tâm.
Ông đã khuyên Bồ Đề Đa La rằng: “Hoàng tử đối với chư pháp đã được thông đạt, vậy Hoàng tử nên lấy tên là Ðạt Ma, có nghĩa là rộng lớn, thông đạt”. Từ đó Bồ Đề Đa La đã lấy tên thành Đạt Ma, ông bái Bát Nhã Đa La làm thầy và xuất gia tu hành.
+ Trải qua nhiều năm tu hành nơi cửa Phật, Bồ Đề Đạt Ma luôn được thầy yêu quý. Một lần Bát Nhã Đa La đã hỏi Đạt Ma “Trong mọi thứ, thứ gì vô sắc?” Bồ Đề Đạt Ma trả lời: “Vô sinh vô sắc”. Bát Nhã Đa La hỏi tiếp: “Trong mọi thứ, cái gì vĩ đại nhất?” Đạt Ma đáp lại: “Phật pháp vĩ đại nhất”. Sau đó Đạt Ma đã được chọn làm người thừa kế của Bát Nhã Đa La và từ đó ông trở thành vị tổ thứ 28 của Phật giáo của Thiên Trúc.
+ Khi Bát Nhã Đa La khuất núi, Bồ Đề Đạt Ma xuất dương truyền pháp theo lời thầy dặn. Khoảng 520 sau Công Nguyên, khi tuổi đã cao ông mới xuống thuyền ra khơi đến đất Đông Thổ. Đó là đời Vũ Đế, người nổi tiếng là sùng bái Phật nên khi nghe tin vị đại sư từ Thiên Trúc tới truyền giáo, Vũ Đế liền mời Đạt Ma đến kinh đô để bàn chuyện Phật Pháp và Đạt Ma đã nhận lời.
Lương Vũ Đế là một người rất sùng bái Phật, ông đã cho xây rất nhiều chùa chiền, bảo tháp ở trong nước. Được gặp gỡ Đạt Ma, Vũ Đế hỏi nhà sư:
– “Trẫm từ lên ngôi đến nay, xây chùa, chép kinh, độ tăng không biết bao nhiêu mà kể. Vậy có công đức gì không?”
Đạt Ma đáp: “Không có công đức.”
– “Tại sao không công đức.”
– “Bởi vì những việc vua làm là nhân “hữu lậu”, chỉ có những quả nhỏ trong vòng nhân thiên, như ảnh tùy hình, tuy có nhưng không phải thật.”
– “Vậy công đức chân thật là gì?”
Sư Đạt Ma đáp: “Trí phải được thanh tịnh hoàn toàn. Thể phải được trống không vắng lặng, như vậy mới là công đức, và công đức này không thể lấy việc thế gian (như xây chùa, chép kinh, độ tăng) mà cầu được.”
Vua hỏi tiếp: “Nghĩa tối cao của thánh đế là gì?”
– “Một khi tỉnh rõ, thông suốt rồi thì không có gì là thánh.”
– “Ai đang đối diện với trẫm đây?”
– “Tôi không biết.”
Lương Vũ Đế không lĩnh hội những gì sư Đạt Ma truyền dạy và đã sai người tiễn khách. Bồ Ðề Ðạt Ma sư tổ đã băng qua sông Giang Bắc lên núi Tung Sơn.
Sau khi Bồ Ðề Ðạt Ma sư tổ rời đi, vua Vũ Ðế đã gặp hòa thượng Chí Công. Sau khi kể lại câu chuyện gặp gỡ với sư Đạt Ma, hòa thượng cho biết Đạt Ma sư tổ là đại sĩ Quan Âm tới truyền tâm ấn Phật, Vũ Ðế vô cùng hối tiếc, và đã sai người đi thỉnh ngài Đạt Ma quay lại nhưng ngài từ chối.
Sau này Lương Võ Ðế đã tự tay soạn văn bia:
Hỡi ôi!
Thấy như chẳng thấy
Gặp như chẳng gặp
Ðối mặt như chẳng đối mặt
Xưa đâu nay đâu
Oán bấy hận bấy . .
Quán tích Bà La Môn – Đạt Ma
Về phần Bồ Đề Đạt Ma sư tổ, khi tới chùa Thiếu Lâm, ngài ngồi quay mặt vào vách đá thiền định và không nói gì suốt 9 năm liền. Thấy lạ người ta gọi ông là “Quán bích Bà la môn”, tức ông sư Bà la môn nhìn tường. Riêng chỉ có nhà sư Thần Quang, đến xin bái kiến mong được truyền đạo.
Thần Quang tới bái kiến nhưng Đạt Ma vẫn không nói gì và quay mặt vào bức tường. Sư Thần Quang không nản ông đến tìm sư tổ Đạt Ma vào giữa đêm tháng chạp lạnh buốt, tuyết bay mù mịt, ông đứng chờ sư tổ cả đêm cho tới khi tuyết ngập đến đầu gối thì được sư Đạt Ma hỏi chuyện: “Ngươi đứng mãi trong tuyết để chờ gì vậy?” Sư Thần Quang vừa nói vừa khóc: “Chỉ mong được đại sư truyền đạo”.
Để tỏ sự thành tâm của mình, sư Thần Quang đã tự chặt đứt cánh tay trái của mình. Khi ấy, sư Đạt Ma mới nhận Thần Quang làm đệ tử của mình và đặt pháp danh là Huệ Khả.
Sau khi trở lại Thiên Trúc từ Trung Quốc, sư Đạt Ma đã qua đời do bị đầu độc. Theo tương truyền, khi tới Trung Quốc, Đạt Ma đã bị Bồ Đề Lưu Chi ghen ghét vì danh tiếng nên hắn đã tìm mọi cách để hãm hại. Hắn đã sai người bỏ độc vào cơm của Đạt Ma, định hại chết ông nhưng không thành. Nhiều lần sau đó Lưu Chi vẫn tìm cách hạ độc Đạt Ma nhưng không làm gì được Đạt Ma.
Sau khi lựa chọn Huệ Khả để truyền lại tâm ấn, Đạt Ma đã quyết định sẽ không tự cứu mình nữa. Khi bị Lưu Chi bỏ độc hãm hại, Đạt Ma đã tịch diệt. Sau đó các đệ tử của ngài đã an táng ngài tại chùa Định Lâm.
Sử sách còn lưu lại rằng Đạt Ma sau ba năm viên tịch, Tống Vân – một vị quan nhà Ngụy khi đi sứ Tây Vực đã gặp một vị sư trên tay có cầm chiếc giày và đi như bay về hướng Tây. Tống Vân chặn vị sư lại hỏi:
– “Đại sư, pháp của ngài đã truyền cho ai rồi?”.
Đạt Ma đáp:
– “Sau này ngươi sẽ biết, giờ ta phải đi Thiên Trúc rồi!”.
Đạt Ma đưa chiếc giày cho Tống Vân và bảo hãy trở về, chủ nhà người khó qua được hôm nay. Và khi Tống Vân trở về kinh thành thì vua Minh Ðế đã băng hà.
Thấy lời tiên đoán của Đạt Ma rất đúng nên Tống Vấn đã tâu chuyện Đạt Ma dự đoán cái chết với vua Hiếu Trang. Vua không tin và nhốt Tống Vân vào ngục tối. Khi được vua gạ hỏi, Tống Vân đã kể lại câu chuyện gặp sư Đạt Ma cho vua nghe. Vua nghe xong đã hạ lệnh quật mộ sư Đạt Ma lên nhưng lạ thay trong quan tài không có gì chỉ có duy nhất 1 chiếc giày cũ.
Thấy thế, vua Hiếu Trang mới tin lời Tống Vân và ra lệnh đưa chiếc giày còn lại trong quan về để thở ở chùa Thiếu Lâm.
Truyền thuyết về Bồ Đề Đạt Ma sư tổ đã được lưu truyền qua nhiều đời nay và trở thành một vị sư tổ được người người tôn kính. Về sau dân gian đã tạc tượng của ngài để thờ cúng và trưng bày với mong muốn có được những ý nghĩa phong thủy tốt lành.
LỜI KẾT: Hãy liên hệ với Sieuthidodong để biết thêm về Bồ Đề Đạt Ma sư tổ và để có được những bức tượng đẹp nhất, chất lượng nhất.
Bình luận trên Facebook