210 lượt xem
Trong cuộc sống, chắc hẳn bạn đã rất nhiều lần nghe đến cúng dường Tam Bảo. Tuy nhiên, mấy ai hiểu đúng, hiểu đủ về nghi lễ tâm linh này. Ở bài viết này, xin phép giới thiệu đến các bạn những thông tin cơ bản nhất về một lễ cúng dường Tam Bảo để không ai còn bỡ ngỡ mỗi khi nghe đến nghi lễ tâm linh này.
Cúng dường là một khái niệm được sử dụng trong Phật Giáo. Được dịch nghĩa ra có nghĩa là cung cấp và nuôi dưỡng. Như vậy, có thể hiểu đơn giản, mọi hành động dâng hương, hoa và các vật phẩm chay tịnh nên Đức Phật, Bồ Tát,… được gọi là cúng dường.
Thông thường, khi đi chùa lễ bái, không ít thì nhiều, chúng ta đều dâng lên Đức Phật những lễ chay tịnh với lòng thành kính, sùng bái. Hay đơn giản, khi cúng dường trên bàn thờ Đức Phật ở nhà, chúng ta cũng thường khấn vái để cầu mong mọi sự trong cuộc sống được như ý, tránh điều rủi và gặp điều may.
Từ những hành động ấy, có thể thấy cúng dường mang nhiều ý nghĩa sâu xa và cao đẹp.
Trước tiên, cúng dường là một nghi lễ, một hành động thể hiện lòng thành kính với Đức Phật và Bồ Tát linh thiêng.
Sau nữa, hành động cúng dường có thể coi là sự góp phần nhỏ bé của bản thân nhằm nuôi dưỡng Phật pháp được trường tồn với thời gian.
Cúng dường còn là hành động để tích đức cho bản thân. Thông qua hành động cúng dường, con người ta cầu mong những điều bình yên của cuộc sống, mong được Đức Phật xá u, xá mê để đến với cuộc sống thanh tịnh, cao đẹp. Thông qua cúng dường, con người ta mong được cởi bỏ tham sân si, để không còn lầm đường lạc lối, để được Đức Phật cứu vớt và được gần Đức Phật hơn.
Hơn thế, con người ta còn mong rằng, hành động cúng dường này sẽ giúp cho bản thân có một chỗ để nương nhờ nơi cửa Phật, để sau khi ra đi có thể về với Đức Phật, trở thành đệ tự của Đức Phật, có một cuộc sống bình an sau khi từ giã cõi đời.
Không chỉ vậy, người ta còn mong muốn rằng, hành động cúng dường này sẽ được Đức Phật chứng giám và ghi nhận, qua đó phù hộ độ trì cho con cháu trong gia đình được bình an. Đây có thể coi là một hành động tích Đức cho con cháu, để gia đạo của gia đình được ấm êm, gia đình hạnh phúc.
Cuối cùng, hành động cúng dường là để cầu mong gia đình và bản thân có thêm Phúc Lộc dồi dào, làm ăn phát đạt, có sức khỏe tốt không ốm đau bệnh tật, ngày càng giàu có, phú quý cao sang.
Trong các khái niệm về cúng dường, khái niệm cúng dường Tam Bảo được nhắc đến nhiều nhất, và cũng là hạt nhân của khái niệm cúng dường. Cúng dường Tam Bảo ở đây gồm có cúng dường Phật bảo, cúng dường Pháp bảo và cúng dường Tăng bảo, cụ thể là:
Cúng dường Phật bảo, cũng là nghi thức cúng dường mà các tăng, ni, phật tử hay thực hiện nhất. Đó là việc dâng lên Đức Phật ở thế giới tâm linh những vật phẩm chay tịnh ngon nhất, lịch sự nhất, để qua đó làm cho Đức Phật sống mãi trong tâm tưởng, trong tấm lòng của mỗi con người.
Cúng dường Pháp bảo, là cách con người ta bỏ ra tiền bạc, công sức nghiên cứu những giáo lý của nhà Phật, in ấn kinh Phật để truyền dạy lại cho hậu thế, để Phật giáo trở lên linh thiêng hơn, phổ biến hơn trong lòng mỗi con người.
Cúng dường Tăng bảo: trong thực tế, Đức Phật đã đi vào cõi linh thiêng, cõi hư vô và chỉ xuất hiện trong tâm tưởng của mỗi con người. Những người thực sự làm cho Đức Phật và những giáo lý của nhà Phật còn sống mãi là các tăng, ni và phật tử đang sống trong thế giới thực tại.
Vì thế mà đạo Phật quan niệm rằng, cúng dường cho những vị tăng nhân này cũng là cúng dường cho Đức Phật. Việc cúng dường cho những vị này, nuôi dưỡng và cung cấp cho họ được gọi là cúng dường Tăng bảo. Bên cạnh đó, ta cũng có thể cúng dường Tăng bảo thông qua quyên góp tiền công đức để xây dựng, tu sửa chùa chiền.
Cúng dường Tam Bảo là một hành động cao đẹp, để Tam Bảo luôn trường tồn cùng thế gian, để Phật giáo có điều kiện phổ độ chúng sinh, cứu vớt chúng sinh khỏi bể khổ, đưa chúng sinh đến với miền cực lạc. Người cúng Tam Bảo không phân biệt tuổi tác, không phân biệt giới tính, không phân sang hèn,.. Miễn là người có lòng thành, ai cũng có thể cúng, và cúng dường cần lưu ý những vấn đề sau:
Như đã nói ở trên, cúng dường Tam Bảo bao gồm cúng dường Phật Bảo, cúng dường Pháp Bảo và cúng dường Tăng Bảo. Tất cả những việc làm nhằm duy trì Tam Bảo trên đến đều được coi là cúng dường Tam Bảo.
Thông thường, những việc thường được các tăng, ni, phật tử thực hiện nhất trong cúng dường Tam Bảo là:
Thắp hương tưởng nhớ đến Đức Phật. Đây là việc làm phổ biến nhất trong cúng dường Tam Bảo. Thường thì vào những ngày rằm, mồng Một hay ngày đầu năm, chúng ta thường lên chùa cầu may, mang theo những mâm lễ chay tịnh, những bó hoa tươi và những mâm quả tươi ngon nhất, dâng lên Đức Phật những đóa hương thơm để tưởng nhớ công lao trời bể của Người.
Trong gia đình, đôi khi những Phật tử có điều kiện lập ra phòng thờ Phật riêng và hàng ngày ăn chay niệm Phật, tụng kinh gõ mõ, hương khói thường xuyên để Đức Phật trường tồn với gia đình.
Một cách cúng dường Tam Bảo nữa cũng được nhiều người thực hiện, đó là quyên góp tiền công đức. Quan trọng nhất của việc quyên góp này này là ở lòng thành kính. Còn lại, ai có nhiều thì quyên góp nhiều, ai có ít thì quyên góp ít. Việc quyên góp này sẽ được dùng để xây dựng chùa chiền, tu sửa chùa cũ và để nuôi dưỡng chúng tăng ni để họ yên tâm, ổn định cuộc sống, chuyên tâm và nghiên cứu Phật pháp, phổ độ chúng sinh.
Nếu ai đó là người có học thức, có hiểu biết sâu rộng về Phật giáo, có thể cúng dường bằng cách tham gia nghiên cứu các giáo lý nhà Phật, dịch kinh Phật, viết lại kinh Phật một cách đơn giản nhất để ai ai cũng có thể hiểu được giáo lý nhà Phật, ai ai cũng có thể đi theo Đức Phật.
Việc cúng dường Tam Bảo coi trọng nhất là ở tấm lòng và thái độ của người cúng. Để Phật linh nghiệm, phù hộ độ trì, cần phải thực sự thành tâm khi cúng dường. Tuyệt đối không được có thái độ kiêu căng, hống hách hay khinh thường khi cúng dường.
Cúng dường Tam Bảo là dâng các vật phẩm nên Đức Phật, vì thế mà ngừng vật phẩm này cần là vật phẩm chay tịnh, có thể sử dụng bánh kẹo, oản, xôi hay hoa quả tươi. Tuyệt đối không được sử dụng vật phẩm giả, vật phẩm đã ôi thiu, hư hỏng. Cũng không được cúng dường những vật phẩm mặn như thịt cá hay đồ xào nấu dính mỡ động vật.
Cúng dường Tam Bảo quan trọng là cái tâm, không quan trọng nhiều hay ít, tăng ni, phật tử có bao nhiêu thì cúng dường bấy nhiêu, không được cúng dường bằng những thứ đồ đi vay mượn, trộm cắp hay tham ô mà có. Nếu sử dụng những đồ vật này, không chỉ những thỉnh cầu mất đi linh nghiệm, mà ngược lại, người cúng dường còn bị Đức Phật quở trách, cuộc đời về sau gặp nhiều khó khăn, vận hạn.
LỜI KẾT: Trên đây là những lưu ý cơ bản nhất về cúng dường Tam Bảo. Hãy thờ cúng một cách thành tâm nhất để cuộc sống của bạn và gia đình được bình yên, may mắn và để Phật pháp trường tồn với thời gian, để thế gian bớt đi những đau khổ.
Bình luận trên Facebook