Khám phá bí ẩn về tục cúng xôi gà ngậm hoa hồng

Chắc hẳn rằng rất nhiều người trong số chúng ta đã từng tự tay chuẩn bị những mâm cơm cúng cho gia đình mình, và không ít trong số đó là những mâm xôi gà với tạo hình gà trống ngậm hoa hồng trong miệng.

Tuy nhiên, liệu rằng mấy người trong số chúng ta biết ý nghĩa thực sự của những mâm cúng này và khi nào thì chúng ta nên cúng mâm xôi gà, khi nào thì không. Và tại sao con gà trong mâm cỗ cúng lại ngậm bông hồng? Để làm đẹp hay còn ý nghĩa nào tiềm ẩn? Hãy cùng khám phá những điều bí ẩn đó qua bài viết dưới đây.

Tại sao con gà trong mâm cỗ cúng lại ngậm bông hồng?

Truyền thuyết về mâm cơm cúng con gà ngậm hoa hồng  

+ Theo truyền thuyết dân gian từ xa xưa, thuở trời đất còn sơ khai, vũ trụ hỗn độn, hồng  hoang, trên trời xuất hiện 10 mặt trời chiếu rọi nhân gian cả ngày và đêm không ngừng nghỉ.  Điều này làm cho cây cối dưới hạ giới cháy rụi, đất đai nứt nẻ và con người không thể tồn  tại được. Thần và người đều oán thán, khóc than.

+ Trong hoàn cảnh đó xuất hiện chàng Hậu Nghệ, với tài bắn cung hơn người đã bắn hạ cùng  lúc 9 mặt trời, cứu vớt nhân gian khỏi viễn cảnh diệt vong, đồng thời khiến cho Mặt Trời duy  nhất còn lại chỉ dám chiếu sáng nhân gian trong vòng nửa ngày, tức là vào ban ngày.

Ban  đêm mặt trời này trốn biệt tích vì lo sợ chàng Hậu Nghệ anh dũng sẽ bắn hạ mình. Chỉ đến  khi nào những chú gà trống cất tiếng gáy, cũng là lúc mà theo hiệp ước với Hậu Nghệ, mặt  trời được phép xuất hiện thì thế gian mới lại ngập tràn trong ánh nắng chan hòa.

+ Từ truyền thuyết đó, người ta coi gà trống là linh vật báo hiệu cho một ngày mới, cho khởi  đầu mới và là tiếng gáy của chúng được coi là vũ khí xua đuổi màn đêm lạnh lẽo, hay nói  rộng hơn, là thứ vũ khí có sức sát thương lớn với bóng tối, là khắc tinh của những âm khí không sạch sẽ và là điểm khởi đầu cho một thời kỳ mới tươi sáng hơn, tốt đẹp hơn và may  mắn hơn.

Tiếng gà gáy đồng thời là đại diện cho nguồn dương khí dồi dào, cho một nguồn  năng lượng bất tận phá tan mọi rào cản và mang đến nhiều may mắn lớn cho con người.

Từ đó về sau, mâm cơm cúng trong nhiều dịp lễ Tết hay những sự kiện trọng đại xuất hiện  con gà, và bắt buộc phải là gà trống mà trong miệng những chú gà này thường ngậm một  bông hoa hồng đỏ tươi tắn nhất, lung linh xinh đẹp nhất.

Lý do gà trống trong mâm cơm cúng ngậm hoa hồng  

+ Để lý giải cho nguyên nhân vì sao gà trống trong mâm cơm cúng lại ngậm bông hoa hồng  đỏ, trong dân gian xuất hiện hai luồng ý kiến trái chiều nhau, và trong chính nội bộ các nhà  phong thủy cũng chia thành hai phái ủng hộ hoặc phản đối hai luồng quan điểm này.

+ Luồng ý kiến đầu tiên cho rằng, mâm cơm cúng có xuất hiện gà trống ngậm bông hoa hồng  thì hình ảnh bông hoa hồng chỉ đơn thuần mang ý nghĩa trang trí là chính, không mang  nhiều ý nghĩa phong thủy, hoặc có mang đôi chút ý nghĩa phong thủy thì cũng không đáng  nhắc đến.

Luồng ý kiến này tồn tại từ khá lâu và được một bộ phận không nhỏ người dân  ủng hộ. Vì thế, có đôi khi, trong mâm cơm cúng, nhiều gia đình còn loại bỏ bông hoa hồng  này đi và thay bằng một bông hoa khác bất kỳ mà người ta cho là đẹp hơn, mang lại hiệu  quả trang trí tốt hơn.

+ Tuy nhiên, theo những nhà phong thủy có kinh nghiệm, có trình độ, quan điểm trên là chưa  đúng, và việc loại bỏ đi bông hoa hồng trong mâm cơm cúng sẽ làm giảm đi rất nhiều ý  nghĩa tâm linh của mâm cơm cúng ấy.

Theo các nhà phong thủy này, mâm cơm cúng có  xuất hiện hình ảnh gà trống ngậm hoa hồng xuất hiện trong nhiều nghi thức cúng bái tâm  linh quan trọng, và ở mỗi nghi thức khác nhau, bông hoa hồng lại mang ý nghĩa phong thủy  khác nhau, nhưng đa phần đều tượng trưng cho may mắn lớn:

+ Theo đó, gà trống ngậm hoa hồng là một phần không thể thiếu trong mâm cơm cúng giao  thừa. Con gà trong mâm cơm cúng này ngậm bông hoa hồng mang ý nghĩa cầu mong một  năm mới an khang thịnh vượng.

Trong thời khắc thiêng liêng của đất trời, con người ta  mong muốn những chú gà trống ngậm hoa hồng sẽ giúp họ tiễn biệt những điều không may  mắn, xui xẻo của năm cũ để đón một khởi đầu mới tươi sáng hơn. Bông hoa hồng màu đỏ trong mâm cơm cúng này là biểu tượng của may mắn lớn, màu đỏ của bông hoa tượng  trưng cho vận đỏ trong cuộc sống.

+ Mâm cơm cúng có xuất hiện gà trống ngậm hoa hồng cũng là một phần không thể thiếu  trong các nghi thức cưới hỏi. Bông hoa hồng đỏ với ý nghĩa phong thủy là biểu tượng của  sắc đẹp, của tình yêu vĩnh cửu và của hạnh phúc viên mãn, sẽ là lời cầu mong của đôi uyên  ương và của cả gia đình về một cuộc hôn nhân tốt đẹp, của một gia đình hạnh phúc bền lâu.

Thông qua mâm cơm cúng này, các thế hệ đi trước cũng đồng thời để lại lời nhắc nhở nhẹ nhàng với cặp uyên ương rằng người đàn ông phải biết trân trọng người phụ nữ của mình  như nâng niu những bông hoa hồng đỏ, bởi những bông hoa này đẹp kiêu sa nhưng cũng  rất mong manh, dễ vỡ.

+ Trong các mâm cơm cúng tân gia, mâm cơm cúng này cũng xuất hiện, mang theo nhiều ý  nghĩa phong thủy sâu sắc. Theo đó, thông qua mâm cơm cúng có sự xuất hiện của gà trống  và hoa hồng, gia chủ muốn cầu mong một cuộc sống mới bình yên và hạnh phúc, ngập tràn  may mắn mà bông hoa hồng chính là đại diện cho hạnh phúc và may mắn lớn ấy.

Lệ cúng gì thì con gà ngồi trên đĩa xôi? 

Mâm xôi con gà là một phần không thể thiếu trong hầu hết các nghi lễ tâm linh của người  Việt, trong số này, có một số nghi lễ bắt buộc phải có mâm xôi con gà, trong đó chú gà trống  thường ngậm hoa hồng đỏ và được đặt nằm trên mâm xôi, có thể kể đến như:

Lễ ăn hỏi: 

+ Trong lễ ăn hỏi của người Việt, mâm xôi con gà là mâm lễ bắt buộc mà gia đình nhà trai  phải chuẩn bị để dâng lên bàn thờ gia tiên của nhà gái. Trong mâm xôi gà này, chú gà trống  phải được đặt trên mâm xôi. Mâm xôi ở đây được cho là tạo hình của mặt đất, là nền tảng  của sự sống.

Trong khi đó con gà trống nằm ở phía trên được cho là đại diện cho người  quân tử trong cuộc hôn nhân còn bông hoa hồng trong miệng gà trống là đại diện cho người  phụ nữ cần được nâng niu, chăm sóc.

+ Theo đó, hình ảnh gà trống và bông hồng ở phía trên là biểu tượng cho sự hòa hợp của âm  và dương, đại diện cho tình yêu của đôi uyên ương. Chú gà trống được đặt ở phía trên kèm  theo bông hoa hồng trong miệng có thể coi là một lời hứa của gia đình nhà trai đến gia đình  nhà gái rằng sẽ hết mực trân trọng, nâng niu cô dâu mới, coi đôi uyên ương là trung tâm,  đặt hạnh phúc của đôi bạn trẻ lên trên tất cả và coi đó là điều đầu tiên cần phải làm để tạo  nên một thế giới yên bình giống như mâm xôi ở phía dưới.

+ Nói như vậy không phải là coi việc đặt gà trống lên trên mâm xôi trong lễ ăn hỏi có nghĩa là coi trọng gà trống hơn, coi đĩa xôi là nền cho gà trống, cũng như các cụ ta từ xưa đến nay  không hề coi trọng việc gìn giữ gia đình hơn đại cục xã hội, mà thông qua hình ảnh con gà  ngậm hoa hồng nằm ở phía trên này, thế hệ đi trước muốn truyền lại thông điệp rằng, nền  tảng của hạnh phúc gia đình là tu thân, tề gia trước tiên để lấy cơ sở trị quốc, bình thiên hạ.

Lễ cúng giao thừa 

Lễ cúng giao thừa thường được thực hiện vào đúng thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và  năm mới. Trong thời khắc thiêng liêng này của đất trời, người ta thường cúng xôi gà và  cũng thường đặt con gà nằm trên mâm xôi.

Theo đó, con gà trống ở phía trên là tượng trưng cho những may mắn trong một năm sắp  tới và đĩa xôi ở phía dưới được coi là nền tảng của gia đình, đại diện cho gia đình ấy.

Một số nhà tâm linh cho rằng, con gà phải được đặt trên mâm xôi trong lễ cúng giao thừa để bảo vệ bình an cho gia đình. Con gà trống nằm phía trên, sẽ bằng cái uy, cái dũng mãnh  của mình che chở cho cả gia đình ấy trong năm mới, để mọi thế lực ma quỷ không thể ảnh  hưởng tới gia đình đó.

Và đồng thời, gà trống nằm phía trên còn là đại diện cho dương khí, trong khi mâm xôi phía dưới được cho là đại diện của âm khí, qua đó gà trống phía trên,  mâm xôi phía dưới được coi là sự hoàn hảo của cân bằng âm dương, mang đến những  điều may mắn lớn trong năm mới.

Lễ cúng tân gia 

Không chỉ là đại diện cho may mắn lớn, mâm xôi con gà, trong đó chú gà trống nằm trên  mâm xôi còn mang ý nghĩa về sự cân bằng âm dương ở mức hoàn hảo, có tác dụng mang  lại bình yên cho căn nhà mới.

Thông qua mâm cúng này, gia chủ mong muốn được thần  linh phù hộ độ trì những điều may mắn nhất, trong đó gà trống ở phía trên là đại diện cho  phần dương được cho sẽ át chế không để xảy ra tình trạng âm thịnh dương suy trong căn  nhà, để gia đình này sớm ngày sinh quý tử, hoặc quý tử của gia đình được bình an nối dõi  tông đường.

Một số ngày rằm như Rằm tháng Giêng, rằm tháng Bảy 

Đây là một số ngày rằm quan trọng nhất trong âm lịch phương Đông.

Những ngày này, người ta thường cúng mâm xôi con gà, trong đó con gà được đặt nằm  trên mâm xôi. Người ta quan niệm, một mâm cơm cúng như vậy sẽ mang ý nghĩa tâm linh  đặc biệt :

Theo đó, những ngày này trong âm lịch thường là những ngày có âm khí rất mạnh, và  dương khí thường rất mỏng manh. Việc mâm cơm cúng xuất hiện một chú gà trống sẽ giúp  bổ sung nguồn dương khí cho đất trời, đồng thời gà trống nằm trên mâm xôi còn mang ý  nghĩa át chế nguồn âm khí đang bốc lên từ mặt đất, hạn chế những điều không may mắn  cho gia đình trong những ngày này.

Tại sao có lễ cúng con gà nằm trên đĩa xôi, có mâm cỗ cúng con gà lại không nằm trên đĩa xôi?

Trong các lễ cúng, mâm xôi con gà thường là vật phẩm không thể thiếu, tuy nhiên, cách bày  trí những vật phẩm này trên bàn thờ không phải lúc nào cũng giống nhau. Thông thường, có  hai trường hợp xảy ra, một là con gà nằm trên đĩa xôi, hai là con gà và đĩa xôi được đặt  riêng lẻ, và thường được đặt đối xứng nhau trên bàn thờ, trong đó đĩa xôi được đặt ở phía  trên phải trong khi con gà được đặt ở phía bên trái.

Lý giải cho hai trường hợp trên, một số nhà tâm linh có chuyên môn đưa ra ý kiến rằng, tùy thuộc vào những lễ cúng khác nhau, người ta sẽ bày trí mâm xôi và con gà theo những  cách khác nhau để mang lại hiệu quả tâm linh khác nhau, cụ thể là:

Đặt con gà nằm ở phía trên đĩa xôi  

Trường hợp này thường xuất hiện khi mâm cơm cúng chỉ bao gồm mâm xôi và con gà.  Theo đó, các lễ cúng này thường được thực hiện vào những ngày âm khí quá mạnh, như  giao thừa hay ngày rằm, hoặc những nghi lễ nhằm mục đích tăng cường dương khí, tránh  âm thịnh dương suy, như lễ cưới hỏi, lễ tân gia,..

Trong các lễ cúng này, con gà được đặt phía trên giúp hấp thu tối đa nguồn dương khí trong  trời đất, và át chế hết mức có thể nguồn âm khí đang cực thịnh, giúp trời đất đạt được sự cân bằng về mặt âm dương.

Con gà được đặt đối xứng với đĩa xôi 

Thông thường trong trường hợp này, con gà và đĩa xôi chỉ là một phần của mâm cơm cúng và không nằm trên đĩa xôi. Bên cạnh đó còn nhiều vật phẩm khác như rau dưa, bánh kẹo, hoa quả và người ta đặt mâm xôi đối xứng con gà trên mâm cơm cúng để duy trì sự cân bằng âm dương vốn có của trời  đất.

Trong mâm cơm cúng này, con gà là đại diện cho phần dương, mâm xôi là đại diện cho  phần âm, hai bên sẽ cùng kiềm chế lẫn nhau, không để cho âm khí quá thịnh ảnh hưởng tới  cuộc sống của gia đình, cũng không để dương khí quá mạnh ảnh hưởng tới âm phần của  gia đình ấy.

 

LỜI KẾT: Trên đây là giải đáp về một số bí ẩn quanh đĩa xôi và con gà trong mâm cơm cúng cũng như hình ảnh con gà ngậm hoa hồng mà các bạn từng thắc mắc. Hi vọng rằng những thông tin trên là hữu ích để bạn có thể chuẩn bị cho gia đình mình những mâm cơm cúng xôi gà đúng theo nghi thức tâm linh nhất, qua đó duy  trì sự bình yên và hạnh phúc của gia đình.

 

Bình luận trên Facebook