497 lượt xem
Cúng giỗ là một công việc không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Việt, nhằm tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên đã khuất, cũng như cầu mong những người thân của gia đình ở thế giới bên kia có thể phù hộ cho gia đình mình được bình an, may mắn và hạnh phúc, có nhiều tiền tài, phúc lộc.
Trong những ngày này, người ta thường dâng lên người đã khuất những sản vật đặc sắc nhất, thơm ngon nhất của cuộc sống. Và ở mỗi vùng miền, những sản vật ấy lại không hề giống nhau.
Sau đây, xin mời các bạn cùng đi tìm hiểu về mâm cơm cúng ngày giỗ của những người thân đã khuất trên khắp ba miền Bắc – Trung – Nam của nước Việt.
Ngày giỗ của người miền Bắc có thể chia thành ba loại dựa theo mốc thời gian như sau:
Ngày giỗ đầu, là ngày tưởng nhớ tròn 1 năm ngày mất của người thân trong gia đình. Ngày giỗ này đối với người miền Bắc là quan trọng nhất, nên ngoài mâm cơm cúng, người ta thường mời thêm những người bạn, anh em và làng xóm đến chia buồn cùng gia đình
Ngày giỗ xong tang, là ngày tròn 2 năm ngày mất của người thân trong gia đình, cũng là ngày đánh dấu sự kết thúc những tháng năm buồn bã nhất của gia đình ấy với hi vọng người mất được siêu thoát, bình an ở thế giới bên kia. Trong ngày này, người ta thường làm mâm cơm cúng thịnh soạn, đốt nhiều vàng mã mời các thầy tâm linh về khấn bái.
Từ ngày giỗ lần thứ 3 trở đi, nỗi đau cũng vơi dần nên ngoài việc tưởng nhớ người đã khuất, đây còn là dịp những thành viên trong gia đình đoàn viên. So với hai ngày giỗ trên, ngày gỗ này thường được làm đơn giản hơn tùy điều kiện từng gia đình
Trong ngày giỗ của người thân trong gia đình, người miền Bắc thường sửa soạn mâm cơm cúng gồm những sản vật như:
Cũng giống như người miền Bắc, người miền Trung thường làm những tiết giỗ đầu và giỗ lần 2 của những người thân rất to và có mời anh em bạn bè. Từ tiết giỗ thứ 3, quy mô ngày giỗ cũng nhỏ hơn và độ to nhỏ cũng tùy thuộc vào điều kiện của gia đình ấy.
Tuy nhiên, mâm cơm cúng của người miền Trung lại có đôi chút khác biệt so với người miền Bắc. Nếu người miền Bắc kiêng kị việc mâm cơm cúng có xuất hiện thịt vịt thì đối với người miền Trung, đây lại là món quan trọng nhất và gần như là bắt buộc trong mâm cơm cúng.
Và trong khi người miền Bắc rất coi trọng các món xôi và bánh chưng, coi đây là những món bắt buộc phải có trong mâm cơm cúng thì người miền Trung lại thường không có những món này.
Một mâm cơm cúng điển hình của người miền Trung thường gồm những món như sau:
Mâm cơm cúng của người miền Nam thường bao gồm những món điển hình như sau:
Người Việt có quan niệm trần sao âm vây, nên cũng không có yêu cầu gì quá khắt khe với mâm cơm cúng giỗ. Những món thường ngày khi còn sống người ấy hay ăn thì khi người thân ấy mất đi đều có thể dùng để cúng, đặc biệt là nên cúng những món ăn mà khi người ấy còn tại thế thích ăn. Cũng không nên cúng những món ăn mà khi còn sống, người ấy không thích hoặc không ăn được.
Tuyệt đối không được cúng thức ăn ôi thiu vì như vậy là thể hiện sự bất kính với người đã khuất. Một số món ăn có mùi quá nồng nặc như mắm tôm, mắm tép cũng không nên sử dụng trong cúng giỗ. Đối với người miền Bắc, không được cúng các món liên quan đến thịt vịt và các món gỏi tươi sống.
Cách bày trí mâm cơm cúng giỗ không có một quy chuẩn nào quy định rõ ràng, nhưng quan trọng nhất vẫn là tính lịch sự và đẹp mắt, sang trọng. Để đảm bảo những yêu cầu này, một mâm cơm cúng giỗ có thể bày trí như sau:
LỜI KẾT: Trên đây là một số lưu ý về mâm cơm cúng giỗ của ba miền nước Việt. Hyvọng rằng nó đầy đủ để gia đình bạn có thể chuẩn bị một mâm cơm cúng đẹp mắt nhất, lịch sự nhất và hợp với lễ nghi nhất để tưởng nhớ người thân của mình.
Bình luận trên Facebook