Sự tích Cô Năm Suối Lân – Vị trí đền ở đâu? và dâng lễ Cổ Năm thế nào?

Cô Năm Suối Lân là một trong những vị Thánh Cô tứ phủ của đạo Mẫu. Cô là ai? Sự tích về Cô được kể như thế nào?…thì không phải ai cũng là người tường tận. Và nếu bạn là người lần đầu tiên đi lễ đền Cô, chắc hẳn sẽ khó tìm được câu trả lời chính xác nhất cho những câu hỏi trên.

Vì thế, để giúp bạn giải đáp thắc mắc đó, sau đây bài viết này xin được điểm qua một vài thông tin cơ bản về thân thể sự nghiệp cũng như cách đi lễ đền Cô Năm nhé.

Sự tích Cô Năm Suối Lân là ai?

+ Cô Năm Suối Lân, hay còn gọi là Cô Năm Sơn Trang, là một vị Thánh Cô hầu cận bên cạnh Thánh Chầu Năm.

+ Tương truyền, cô là một vị tiên nữ trên thiên đình, hầu cận bên vương Mẫu. Do vi phạm thiên quy mà bị Ngọc Hoàng trách phạt, đày xuống hạ giới đầu thai làm người. Cô sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở xứ Lạng. Đây là một gia đình dân tộc Nùng.

+ Sau này, cô không trở về thiên đình mà đi theo hầu cận bên Thánh Chầu Năm. Vị thánh này giao cho Cô cai quản Suối Lân, con suối nằm ở cửa vào đền thờ Thánh Chầu Năm. Vì thế mà từ đó, người ta gọi cô là Cô Năm Suối Lân. Cũng có ý kiến khác cho rằng, cô đi theo hầu Thánh Sơn Trang cùng với Cô Sáu, nên người ta còn gọi Cô là Cô Năm Sơn Trang.

+ Theo truyền thuyết kể lại, cô Năm là một vị Thánh Cô có lòng thương người, hay cứu giúp những người khó khăn hoạn nạn. Nhưng với những kẻ không hiểu phép tắc, báng bổ thánh thần, cô lại tỏ ra là một vị Thánh Cô đành hanh, không bao giờ nương tay với những kẻ đó.

Người ta kể lại rằng, từ ngày cô được giao trông coi suối Lân, dòng suối này trở thành dòng suối thần, quanh năm trong xanh, không bao giờ cạn nước và vẩn đục. Những ai có bệnh đến cầu xin cô và uống nước suối này sẽ cảm thấy thân thể khỏe an khang hơn, bách bệnh được tiêu trừ.

+ Tuy nhiên, với những ai không hiểu phép tắc, nếu lấy nước suối để tắm hoặc tắm trực tiếp trong suối này sẽ bị cô Năm vật cho ốm đau bệnh tật liên miên, sốt cao mê sảng không dứt, lâm vào cảnh sống dở chết dở. Những kẻ buông lời báng bổ thần thánh ở đây còn bị cô xát lá han vào người, đau đớn ngứa ngáy rất khó chịu, sau đó lại bị cô dẫn đi lạc trong rừng không thể tìm thấy đường về.

+ Ngày nay, ngoài câu chuyện trên, những thần tích về cô còn lại rất ít và rất mơ hồ, mang tính chất thần thoại là chính. Cô cũng là vị Thánh Cô rất ít hiển linh. Trong các giá hầu đồng, hiếm có khi thỉnh được cô về. Cô chỉ ngự đồng khi gặp người sát căn sát quả. Khi ngự đồng, cô mặc áo màu xanh da trời hoặc áo màu xanh lá cây giống như trang phục của thánh Chầu Năm nhưng tay áo ngắn hơn.

Hướng dẫn Dâng lễ Cô Năm Suối Lân như thế nào?

Chọn thời điểm dâng lễ Cô

Cô Năm Suối Lân linh thiêng, tuy nhiên rất ít khi hiển linh, vì thế mà du khách đi lễ đền Cô cần chú ý đến thời gian dâng lễ. Theo đó, du khách nên dâng lễ đền Cô vào ngày rằm, mồng 1 âm lịch hàng tháng hoặc vào những ngày đầu năm mới. Đây là những ngày mà nhiều người cầu khấn xin lộc cô nên cô hay hiển linh.

Đặc biệt, với những du khách không có cơ hội đi lễ Cô Năm Suối Lân nhiều lần trong năm do công việc bận rộn, dịp tiệc Cô 20 tháng năm âm lịch dịp không thể bỏ qua. Đây là dịp mà cô Năm hay ngự đồng về và chứng giám cho lòng thành của những người đến lễ. Vì vậy, đây có thể coi là dịp tốt nhất để xin lộc Cô Năm.

Chuẩn bị lễ vật dâng lên Cô

Cô Năm có thể coi là một vị Thánh Cô khá khó tính và đành hanh, vì thế mà du khách đi lễ đền Cô cần chuẩn bị kỹ lưỡng lễ vật để dâng lên cô. Những lễ vật này không yêu cầu quá cao, quá sang trọng và đắt tiền, tuy vậy phải đảm bảo là những lễ vật tươi ngon, không bị hỏng hóc hay ôi thiu.

Những kẻ nào chuẩn bị lễ cô không đàng hoàng, lịch sự, sử dụng đồ ôi thiu sẽ bị cô vật cho ốm đau bệnh tật liên miên, cả đời không ngóc đầu lên được.

Cụ thể, mâm lễ vật dâng lên Cô Năm Suối Lân cần có những vật phẩm sau: 

  • Mâm hoa quả, bao gồm một đĩa quả tươi và một lọ hoa. Quả sử dụng ở đây phải là quả tươi, không được héo, thối và cũng không được có mùi nồng nặc, khó ngửi. Hoa cũng nên là hoa tươi mới hái trong ngày, không được sử dụng hoa héo, hoa giả.
  • Mâm rượu thịt, bao gồm một đĩa thịt luộc hoặc một con gà luộc, 1 đĩa xôi, 1 cút rượu trắng. Mâm tiền vàng. Tiền vàng này sẽ được hóa và kính dâng lên cô sau khi dâng lễ. Mâm trầu cau, nên là trầu tên theo hình cánh phượng.
  • Sớ viết tên người dâng lễ.
  • Đặc biệt, khi đi lễ đền Cô Năm, nên chuẩn bị oản có màu xanh lá cây hoặc xanh thiên thanh. Oản này cũng nên trang trí những họa tiết tinh xảo ở xung quanh như hình hoa lá, vảy rồng lân phượng.
  • Bên cạnh đó, bạn cũng nên chuẩn bị kĩ bài khấn dâng lễ Cô.

Đi lễ Cô Năm Suối Lân cầu gì?

 + Theo truyền thuyết, cô Năm giáng thế là để chữa bệnh cứu người. Khi về với thánh Chầu Năm, cô cũng được giao trông coi dòng suối thần có tác dụng chữa bách bệnh. Vì thế mà phần đông người đến lễ Cô Năm đều cầu mong sức khỏe và bình an.

Những người bình thường thì cầu mong thêm khỏe mạnh và không bị ốm đau bệnh tật hay tai nạn bất ngờ. Những người đang mang trong mình bệnh tật thì cầu mong được khỏi bệnh để sống vui, sống khỏe.

+ Sau nữa, hầu hết mọi người đến đền Cô còn cầu khấn được cô ban cho phúc lộc dồi dào, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống, ăn nên làm ra hoặc được thăng tiến nhanh chóng trên đường công danh sự nghiệp. Đa phần những người đến đây cầu khấn thành tâm và làm ăn chân chính đều được cô phù hộ độ trì cho những điều ước thành hiện thực.

Đi lễ đền Cô Năm cần chú ý thêm gì? 

Ngoài việc chuẩn bị lễ vật lịch sự và đúng lễ nghi, thành tâm là điều quan trọng nhất mà du khách cần phải chú ý khi đến dâng lễ Cô Năm Suối Lân. Chỉ có thành tâm, thành kính trước cô và làm ăn chân chính mới được cô phù hộ. Nếu không thành tâm, không những chẳng được cô phù hộ độ trì và còn bị cô vật cho không thể ngóc đầu lên được, ốm đau bệnh tật liên miên.

Ngoài ra, du khách đến dâng lễ Cô Năm cần phải chú ý đến cách ăn mặc và nói năng đúng thuần phong mỹ tục của người Việt, không ăn mặc hở hang, lố lăng và nói tục chửi bậy.

Vị trí Đền Cô Năm Suối Lân ở đâu? 

Trên cả nước hiện nay có nhiều đền thờ cô Năm, tuy nhiên đền thờ chính và linh thiêng nhất mà nhiều người biết đến là đền Suối Lân, đặt ở huyện Hữu Lũng của tỉnh Lạng Sơn. Đền này cách Hà Nội khoảng 120km về phía Đông Bắc.

Để di chuyển đến đây, du khách từ Hà Nội có thể đi xe khách tới bến xe Hữu Lũng, sau đó bắt xe ôm hoặc taxi thêm khoảng 10km nữa để tới đền. Du khách cũng có thể di chuyển bằng phương tiện cá nhân theo đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn, thời gian di chuyển là khoảng từ 2 đến 3 giờ đồng hồ tùy từng loại phương tiện.

 

LỜI KẾT: Trên đây là một số lưu ý dành cho người lần đầu đi lễ Cô Năm Suối Lân. Hy vọng rằng các bạn sẽ có một chuyến đi thành công để mang về cho gia đình nhiều tài lộc và sức khỏe.

 

Bình luận trên Facebook