Sự tích Cô Tám Đồi Chè – Đền cô ở đâu? Dâng lễ như thế nào?

Khi nhắc đến đạo Mẫu, nhắc đến tứ phủ Thánh Cô, hẳn là đã nhiều lần bạn được nghe về cô Tám. Vậy Cô Tám Đồi Chè là ai, cô được thờ phụng ở đâu và người ta đến đền Cô để cầu gì?

Sau đây, xin mời các bạn cùng theo dõi bài viết để trả lời cho những câu hỏi trên, qua đó giúp ta hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn về một vị Thánh Cô quyền năng bậc nhất của Thánh Cô tứ phủ.

Truyền thuyết Sự tích về Cô Tám Đồi Chè 

+ Trong dân gian, có nhiều sự tích khác nhau kể về Cô Tám Đồi Chè. Có người nói rằng cô thuộc Nhạc Phủ, cũng có người cho rằng cô thuộc Địa Phủ. 2 quan điểm này đều đưa ra câu chuyện riêng, những luận giải của mình để làm sáng tỏ thân thế của Cô Tám.

+ Tuy nhiên, theo quan điểm chính thống của đạo Mẫu, Cô Tám Đồi Chè là một vị Thánh Cô thuộc hàng Nhạc Phủ. Cô cùng với Cô Bơ Thác Hàn được thờ phụng chung với nhau.

Theo đạo mẫu, Cô Tám là một nàng tiên ở thiên giới. Khi nhìn thấy cảnh lầm than, khốn khó nơi hạ giới, cô đã thỉnh cầu Ngọc Hoàng cho mình được giáng trần cứu khổ cứu nạn.

+ Theo sự tích dân gian, Cô Tám Đồi Chè là một nhân vật có thật, sinh sống vào khoảng thế kỷ thứ XV, tức là đầu thời Lê sơ. Tương truyền rằng, khi ấy, ở vùng Thanh Hóa có người con gái đẹp trồng chè. Loại chè mà cô trồng thần kỳ thay có tác dụng đặc biệt, không chỉ giúp ổn định tinh khí thần mà còn có thể tiêu trừ bách bệnh, giúp thân thể khỏe mạnh an khang. Sinh thời, cô dùng loại chè này cứu giúp cho rất nhiều người nghèo khó bị bệnh nặng trong vùng nên ai cũng yêu quý và cảm phục cô.

+ Khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở đất Lam Sơn – Thanh Hóa, cô gia nhập nghĩa quân và tiếp tục dùng loại trà quý mà mình đã dày công chăm bón để chữa bệnh, trị thương cho nhiều nghĩa sĩ. Cô có đóng góp không nhỏ cho chiến thắng cuối cùng của cuộc khởi nghĩa này.

+ Về sau, khi Cô trở về tiên giới, dân chúng trong vùng Hà Trung – Thanh Hóa lập đền thờ Cô tại nơi mà cô đã sinh sống trước kia và hàng năm hương khói. Cũng từ đó, những ai gặp phải cảnh khó khăn hoạn nạn khốn cùng lại tìm đến đền Cô để cầu mong được Cô cứu giúp. Nhiều người sau khi cầu khấn cô dần thoát khỏi cảnh khốn khó, cơ hàn, và phất lên nhanh chóng. Vì thế mà từ đó, người ta bắt đầu lưu truyền trong dân gian những sự tích thần thánh về Cô.

Đã từng có nhiều người kể lại rằng bản thân đã gặp cô Tám hiển linh. Họ kể lại rằng nhìn thấy cô an nhàn dạo chơi sông nước xứ Thanh. Cô cưỡi thuyền độc mộc xuôi dòng theo sông Mã và cũng có đôi lần ra tay cứu giúp những con người bất hạnh dọc 2 bên bờ sông.

Hướng dẫn Dâng lễ Cô Tám như thế nào?

Dâng lễ cô vào thời gian nào 

Ngày nay, cô Tám Đồi Chè ít khi hiển linh và cũng ít có giá hầu đồng nào mời mà cô về. Vì thế mà dâng lễ Cô bắt buộc phải thực hiện vào đúng thời điểm mới đem lại kết quả tốt, những lời cầu khấn của bản thân mới được cô phù hộ độ trì cho trở thành sự thực.

Theo đó, ngày nên dâng lễ lên Cô là ngày đón tiệc Cô, tức là ngày 26 tháng 6 Âm lịch. Vào ngày này, cô sẽ hiển linh và nhập vào giá hầu đồng.

Dâng lễ cô Tám Đồi Chè để cầu gì? 

Cô Tám Đồi Chè là một trong những vị Thánh Cô có quyền năng lớn nhất trong tứ phủ Thánh Cô. Cô mang trong mình nhiều phép thần thông quảng đại, không gì không hiểu, không gì không hay biết.

Vì thế mà cô có thể phù hộ độ trì cho nhiều nguyện vọng của những người cầu khấn Cô thành hiện thực. Vì vậy mà cứ vào ngày 26 tháng 6 hàng năm, hàng ngàn người ở khắp mọi miền đất nước lại đổ về đền cô để cầu khấn xin lộc.

Những người đến đây đa phần đều cầu khấn những điều sau:

+ Cầu tài lộc: người ta đều cho rằng, chỉ cần thành tâm cầu khấn và làm ăn lương thiện sẽ được Cô Tám Đồi Chè ban cho nhiều tài lộc. Những người đến lễ cô đều cầu mong được buôn may bán đắt, để có được giàu sang phú quý.

Cũng có người đến đền Cô để cầu mong học hành đỗ đạt, đường công danh sự nghiệp được rộng mở, hanh thông hơn.

+ Cầu bình an, yên ổn: nhiều người đến đền cô để cầu mong sự bình yên và hạnh phúc cho gia đình. Họ chia sẻ rằng, lời cầu khấn của bản thân hầu hết đều ứng nghiệm.

+ Cầu sức khỏe: như đã nói ở trên, sinh thời, cô Tám thường xuyên cứu giúp những người ốm đau bệnh tật thông qua loại chè đặc biệt mà cô tự tay trồng. Khi cô về trời vẫn thường xuyên hiển linh giúp dân chữa bệnh bốc thuốc.

Vì thế mà những người đến đền cô đa phần đều cầu mong có sức khỏe tốt, không ốm đau bệnh tật. Một số người mắc bệnh nan y cũng đến đây để cầu mong cô cứu giúp cho bản thân được khỏi bệnh, sống lâu.

Chuẩn bị những gì để dâng lễ Cô Tám Đồi Chè 

Dâng lễ lên cô Tám không yêu cầu mâm cao cỗ đầy, tiền bạc rủng rỉnh mà cần cái chính là sự thành tâm và trang trọng. Tuy nhiên, lễ vật để dâng lên cô phải có đầy đủ những thứ sau:

  • Hoa tươi và mâm ngũ quả tươi.
  • Mâm cỗ mặn, có thể là xôi thịt, xôi gà cùng với rượu trắng.
  • Mâm trầu cau, tốt nhất nên là trầu têm cánh phượng để tạo cảm giác lịch sự. Tiền vàng và mũ áo để hóa sau khi dâng lên Cô.
  • Sớ trình ghi tên tuổi của người cầu khấn.
  • Đặc biệt, trong lễ dâng lên cô không được thiếu oản. Oản sử dụng trong mâm lễ dâng lên cô nên là oản màu xanh và được trang trí những hình hoa lá, long phượng tinh tế xung quanh.
  • Bên cạnh đó, du khách cũng không nên quên tham khảo và chuẩn bị sẵn một bài khấn Cô Tám Đồi Chè để khấn Cô khi dâng lễ vật.

Những lưu ý khác khi dâng lễ Cô Tám

Khi dâng lễ tại đền cô, bạn cũng không được phép quên một số lưu ý nhỏ sau đây :

  • Nên chú ý cách ăn mặc. Phải ăn mặc kín đáo, lịch sự và đơn giản. Không được ăn mặc hở hang, lòe loẹt gây bất kính với cô Tám.
  • Nên chú ý cách nói năng trong đền, không được phép nói tục, chửi bậy hay báng bổ thần thánh.
  • Phải thực sự thành tâm khi dâng lễ.
  • Chỉ nên khấn và xin cô Tám ban lộc khi làm ăn chân chính. Nếu làm ăn bất chính, buôn gian bán lận trái với luân thường đạo lý, sẽ bị cô trách phạt nặng nề.

Vị trí Đền Cô Tám Đồi Chè ở đâu?

Đền thờ Cô Tám hiện nay có nhiều trên cả nước, tuy nhiên trong đó phải kể đến hai đền lớn nhất là đền thờ Cô tại Hậu Lộc – Thanh Hóa và đền thờ cô tại Thái Nguyên. Tuy nhiên, đền thờ tại Thái Nguyên chỉ được coi là đền thờ vọng, tức là thờ cô từ xa. Đền thờ Cô linh thiêng nhất mà du khách nên đến là đền thờ Cô Tám Đồi Chè Thanh Hóa.

Đền này cách Hà Nội khoảng 180 km nếu đi theo cao tốc Hà Nội – Ninh Bình sau đó rẽ vào Quốc Lộ 1A tại Tam Điệp. Cung đường này sẽ tốn của du khách khoảng 3,5 đến 4h đồng hồ di chuyển, tuy vậy chỉ dành cho phương tiện ôtô. Nếu đi xe máy từ Hà Nội, du khách bắt buộc phải di chuyển dọc theo Quốc Lộ 1A. Chặng đường này dài khoảng 200km, thời gian di chuyển là trên dưới 5 tiếng đồng hồ.

 

LỜI KẾT: Trên đây là một số thông tin về Cô Tám Đồi Chè và đền thờ Cô mà những người đi lễ nên tham khảo trước. Chúc bạn có một chuyến đi thành công để được Cô Tám ban cho nhiều may mắn trong cuộc sống.

 

Bình luận trên Facebook