[Tìm hiểu] Sư tích và cách dâng lễ đền Ông Hoàng Bơ 

Trong Thập vị Quan Hoàng tứ phủ, ông Hoàng Bơ là một trong những vị Quan Hoàng linh thiêng và quyền uy nhất. Vì thế mà vào những ngày đầu năm, con nhang đệ tử lại nô nức hành hương về đền thờ ông để dâng hương tưởng nhớ ông và cầu mong tiền tài, phúc lộc, bình an.

Tết này, bạn cũng có dự định đi lễ đền ông Hoàng Bơ? Vậy hãy chú ý theo dõi bài viết này, bởi ngay sau đây, bài viết sẽ chia sẻ đến bạn một vài kinh nghiệm cần thiết khi dâng lễ đền Ông ngay dưới đây.

Sự tích về Ông Hoàng Bơ là ai?

+ Trong dân gian hiện nay có nhiều dị bản về xuất thân và những thần tích giáng xuống trần của ông Hoàng Bơ. Tương truyền, ông là con trai của vua Long Vương Bát Hải Động Đình. Ông thường ngủ ở dưới thoải cung nên còn được gọi là ông Bơ Thoải.

Ông là người được giao trọng trách cai quản Đền Vàng Thủy Phủ. Thời gian này, ông thường xuyên cưỡi cá chép vàng rong chơi mặt biển. Khi cao hứng, ông cùng các bạn tiên uống rượu, đánh cờ, bình thơ, sống một cuộc sống tiêu diêu, tự tại.

+ Sau này, khi gặp nhiều cảnh khổ đau, bệnh tật, ốm yếu nơi trần thế, ông đã xin vua cha được xuống trần cứu dân giúp đời. Những nơi ông đi qua, ai ốm đau bệnh tật hay đói khát, khổ sở đều được ông ban cho phúc lộc, sức khỏe và sự bình an. Những nơi mà ông đã từng đi qua, dân chúng sống một cuộc sống yên vui, thái bình không còn trộm cướp, cường hào ác bá.

Về thân thế và sự nghiệp của ông ở hạ giới, đến nay vẫn có nhiều dị bản chưa thống nhất:

+ Có người cho rằng Ông Hoàng Bơ thực chất là thái tử nhà Nam Tống, tên thật là Tống Khắc Bình. Khi nhà Nam Tống bị tiêu diệt, ông chạy ra biển Đông và mất tại đây. Sau này, thi hài của ông trôi dạt về vùng cửa biển Quỳnh Lưu – Nghệ An và được ông Hoàng Chín cứu vớt. Vì thế mà nhiều người cũng cho rằng, đền Cờn thực chất là đền thờ ông Hoàng Bơ.

Tuy nhiên, thần tích này cũng nhiều người phản đối. Trên thực tế, không có dấu tích nào chứng minh đền Cờn có thờ ông Hoàng Bơ. Và nếu thực sự ông là người Bắc Tống, chỉ trôi dạt về nước ta khi đã mất thì nhân gian cũng không lưu truyền nhiều câu chuyện về ông đến vậy, cũng không có những thần tích về việc ông cứu thế, giúp đời..

+ Một sự tích khác được kể lại rằng, ông Hoàng Bơ tên thật là Trần Minh Đức. Ông được cử xuống trần đầu thai vào nhà một thái bà phúc hậu, tích được nhiều công đức nhưng chưa có con. Sinh thời, ông là người học rộng hiểu nhiều, là một người con hiếu thuận của thái bà.

Sau này, khi thái bà không còn nữa, ông cũng về lại Thoải Cung và không xuất hiện tại nhân gian. Chỉ đến khi đê sông khu vực Đông Long, Thái Bình ( cũng là quê hương của ông Trần Minh Đức) bị vỡ đê gây ngập lụt nghiêm trọng, ông mới hiển linh giúp dân vùng này trị thủy và ổn định cuộc sống. Từ đó, để tưởng nhớ công lao của ông, người ta đã lập đền thờ phụng ông.

Hướng dẫn Hầu giá ông Hoàng Bơ như thế nào?

Khác với các quan Hoàng khác, quan Hoàng Bơ không chỉ hầu cận bên cạnh Mẫu mà còn là một trong tứ vị khâm sai, theo lệnh Mẫu đi bắt lính nhận đồng. Vì thế mà ông cũng thường xuyên ngự đồng về trong các giá hầu đồng.

Khi ngự đồng, ông mặc áo màu trắng có hình rồng bay trước ngực. Nếu để ý kỹ, sẽ thấy hình rồng này uốn lượn thành chữ thọ. Khi bắt đầu giá ngự đồng, ông Khai Quang, sau đó một tay cầm quạt lụa, một tay cầm mái chèo thong thả dạo chơi trên biển. Cũng có khi ông cầm hèo và dạo chơi trên lưng ngựa. Sau đó, ông sẽ ngự tọa, uống rượu nghe bình thơ và ban phát tài lộc, sức khỏe cho những người cầu khấn.

Cách Dâng lễ ông như thế nào?

Chọn ngày dâng lễ ông

Ông Hoàng Bơ thường xuyên hiển linh về trong các giá hầu đồng, vì thế mà người ta cho rằng, ông rất linh thiêng. Cũng vì thế, dâng lễ ông ngày nào trong năm cũng rất dễ linh ứng. Tuy nhiên, nếu lần đầu đi lễ đền ông và cũng không thường xuyên có điều kiện để dâng lễ, bạn nên chọn một trong những ngày sau để dâng lễ:

  • Ngày rằm, mồng Một hàng tháng.
  • Những ngày đầu năm mới.
  • Ngày tiệc Ông, tức là ngày 26/6 âm lịch.

Đi đền ông Hoàng Bơ cầu gì? 

Đi đền ông, bạn có thể cầu khấn mọi điều tốt đẹp và may mắn nhất, từ sức khỏe, hạnh phúc gia đình đến công danh sự nghiệp. Tuy nhiên, linh ứng nhất vẫn là cầu mong những điều sau:

+ Cầu sức khỏe và thọ nguyên: khi ngự đồng, ông mặc áo có hình rồng uốn lượn thành chữ Thọ. Từ đó, người ta cho rằng ông là người sẽ mang đến nhiều sức khỏe và tuổi thọ cho những người cầu mong. Với những ai ốm đau bệnh tật, họ cũng có thể cầu mong sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.

+ Cầu tài lộc : trong mọi giá hầu đồng, khi ngự đồng về, ông luôn lắng nghe và ban phát phúc lộc cho người dân. Vì thế mà người ta quan niệm rằng, đi đền ông cầu tài lộc sẽ rất linh nghiệm. Hầu hết mọi người dâng lễ lên Ông đều cầu mong được phù hộ mua may bán đắt, gia đình sung túc hơn, có của ăn của để và được sống giàu sang, phú quý.

Chuẩn bị lễ vật dâng lên ông

  • Lễ vật để dâng lên ông Hoàng Bơ nên chuẩn bị đầy đủ những vật phẩm sau;
  • Lễ hoa quả, bao gồm 1 lọ hoa tươi và mâm ngũ quả tươi.
  • Lễ rượu thịt, bao gồm 1 đĩa xôi, 1 con gà luộc hoặc 1 khổ thịt luộc, 1 cút rượu trắng. Lễ tiền vàng.
  • Trầu cau.
  • Sớ có ghi tên người dâng lễ.
  • Oản màu trắng.
  • Và một thứ không thể thiếu được chính là bài văn khấn dâng lễ ông Hoàng Bơ.

Nếu có điều kiện hơn, bạn cũng có thể chuẩn bị thêm những vật phẩm khác để thể hiện lòng thành kính. Tuy nhiên, nguyên tắc cơ bản khi chuẩn bị lễ vật dâng lên ông là phải xuất phát từ lòng thành kính, thành tâm chứ không nằm ở mâm cao cỗ đầy. Nếu thực sự thành tâm, chỉ cần nén hương cũng sẽ được ông Hoàng Bơ chứng giám và phù hộ.

Ngoài những lưu ý chính trên, khi dâng lễ đền ông, bạn cũng cần chú ý tới cách ăn mặc sao cho lịch sự và chú ý lời ăn tiếng nói sao cho đàng hoàng, đúng lễ nghi.

Vị trí Đền Ông hoàng Bơ ở đâu? 

Do có nhiều thần tích khác nhau về ông Hoàng Bơ, nên trong thực tế có nhiều đền thờ ông trên cả nước. Những người tin và sự tích ông là Tống Khắc Bình cho rằng đền chính thờ ông là đền Cờn.

Đền này nằm tại thị xã Hoàng Mai – Nghệ An, cách thành phố Vinh 75km và cách Hà Nội khoảng chừng 300km. Từ Hà Nội, du khách có thể tới đây bằng ôtô thông qua Quốc Lộ 1A hoặc đường Hồ Chí Minh, bằng đường sắt hay bằng đường hàng không tuyến Nội Bài – Vinh.

Những người tin rằng ông Hoàng Bơ là Trần Minh Đức quan niệm rằng đền chính thờ ông Hoàng Bơ là đền Hưng Long, tọa lạc tại Thái Bình. Đền này cách Hà Nội khoảng hơn 100km.

Bên cạnh đó, đền thờ ông Hoàng Bơ được nhiều người biết đến còn có đền Mục Phong, tọa lạc tại thôn Mục Phong, xã Châu Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa. Đền này cách Hà Nội khoảng 150km về phía Nam và du khách có thể di chuyển tới đây bằng đường bộ thông qua tuyến Quốc Lộ 1A.

LỜI KẾT: Trên đây là một số kinh nghiệm và thông tin thú vị mà Sieuthidodong muốn gửi tới quý vị. Chúc bạn có một chuyến đi tới đền Ông Hoàng Bơ thuận lợi để có thể cầu khấn vị Quan Hoàng này phù hộ độ trì cho gia đình gặp nhiều may mắn trong năm mới sắp đến.

 

Bình luận trên Facebook