Sự tích Chầu Bà Đệ Nhị Thượng Ngàn – Dâng lễ đền thờ bà ở đâu? 

Bạn đã từng được nghe về sự tích Chầu Bà Đệ Nhị Thượng Ngàn và những thần tích đầy linh thiêng, huyền bí của Bà. Bạn hiểu được rằng Bà là một vị thánh linh thiêng và muốn được một lần hành hương về đền thờ bà để cầu khấn Bà phù hộ cho gia đình bạn được bình an, hạnh phúc.

Tuy nhiên, do là người không thường xuyên đi lễ nên bạn chưa biết phải dâng lễ thế nào cho đúng lễ nghi. Và để giúp bạn giải quyết vấn đề, sau đây bài viết xin chia sẻ đến bạn một vài kinh nghiệm cần thiết khi đi lễ đền Bà nhé.

Sự tích Chầu Bà Đệ Nhị Thượng Ngàn là ai?

Chầu Bà Đệ Nhị Thượng Ngàn là vị Chầu Bà xếp hàng thứ 2 trong thập nhị vị Chầu Bà của tứ phủ. Bà được giao nhiệm vụ cai quản khắp vùng núi rừng phía Bắc, từ Hà Giang, Tuyên Quang cho tới Cao Bằng,…bao gồm 36 động sơn trang và 81 cửa ngàn của đất Việt.

Sự tích về bà đến nay không còn lại nhiều và có nhiều di bản khác nhau, tuy nhiên, nhìn chung được kể như sau:

+ Bà vốn xuất thân là con gái của Đế Thích trên thiên đình, hiệu là Thiên Thai tiên nữ. Bà là người có lòng từ bi, thương xót muôn dân. Gặp cảnh dân chúng lầm than, đói khổ, bà xin vua cha được giáng trần để cứu giúp con dân. Bà đầu thai vào gia đình một người họ Lê ở vùng miền núi Tây Bắc và được đặt tên là Lê Thị Kiếm.

+ Trưởng thành, bà lập gia đình với ông Hà Văn Thiên, là hậu nhân của tướng quân Hà Đặc, Hà Bổng đã anh dũng hi sinh trong kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược. Bà và ông Thiên sinh được một người con trai, ông này sau được nhân dân gọi là Ông Hoàng Báo Đông Cuông.

Sau này, khi ông Thiên qua đời, bà cùng con trai ở lại giúp dân lập ấp, làm nhà, trồng trọt chăn nuôi và dệt vải, ổn định cuộc sống. Bà cũng là người giúp dân chữa bệnh cứu người và truyền lại y thuật cho dân chúng trong vùng. Khi thiên hạ thái bình, cuộc sống của nhân dân trở lại ổn định, bà quay về trời.

+ Tuy nhiên, bà không trở lại làm Thiên Thai công chúa mà được vua cha giao việc cai quản toàn bộ vùng núi rừng phía Bắc, từ Tuần Giáo sang đến Cao Bằng. Và cho đến mãi về sau này, vẫn nhiều người kể lại đã từng chứng kiến bà hiển linh tại vùng sông Thao và cứu giúp nhiều thuyền bè qua lại gặp nạn ở khúc sông này.

Về sau, để tưởng nhớ công lao của bà, người dân lập đền thờ bà ở vùng mà bà đã từng nhiều lần hiển linh.

Hầu giá và dâng lễ Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn 

Hầu giá Bà như thế nào?

Chầu Bà Đệ Nhị Thượng Ngàn là vị chầu bà hay ngự đồng nhất trong Thập Nhị vị Chầu Bà. Bất kể ngày tiệc Bà, hay ngày rằm mồng một, hễ có người thỉnh là bà hiển linh.

Khi ngự đồng về, bà mặc áo màu xanh theo trang phục truyền thống của người dân tộc và chít khăn buồm. Khi ngự đồng, Bà làm lễ nhận đồng, khai quang, sau đó múa mồi và ban phát tài lộc cho những người dâng lễ.

Cách Dâng lễ Chầu Bà 

Chọn ngày dâng lễ

+ Ngày 2/11 âm lịch hàng năm được gọi là ngày tiệc Chầu Bà Đệ Nhị Thượng Ngàn. Trong ngày này, người dân trong vùng lại tổ chức cúng bái và dâng lên bà những sản vật đặc sắc nhất của vùng núi rừng Yên Bái. Trong ngày này, họ cũng tổ chức lễ hầu đồng quy mô lớn để thỉnh bà về.

Vì thế mà cứ ngày này hàng năm, du khách thập phương lại đổ về đền thờ Bà để bái tế, dâng lễ và cầu mong được Bà phù hộ. Nếu bạn là người lần đầu đi lễ đền Bà, đây là thời điểm thích hợp nhất, bởi đây không chỉ là ngày dâng lễ linh ứng nhất mà còn là ngày bạn có thể chứng kiến một nét văn hóa tâm linh độc đáo của người dân Yên Bái.

+ Bên cạnh đó, những ngày mồng Một đầu tháng, ngày Rằm hay ngày đầu năm mới cũng là những ngày rất thích hợp để dâng lễ lên Chầu Bà. Trong đó, nếu dâng lễ vào đúng dịp Rằm tháng Giêng, du khách còn có cơ hội được tham gia lễ hầu đồng đặc biệt nhất trong năm, gọi là lễ trình giầu.

+ Và nếu bạn là người thường xuyên đi lễ đền Bà, có thể dâng lễ lên Bà bất cứ ngày nào trong năm, bởi Bà rất linh thiêng, thường xuyên hiển linh và sẽ chứng giám cho lòng thành của bạn bất cứ khi nào bạn cầu khấn.

Dâng lễ lên Bà Đệ Nhị Thượng Ngàn nên cầu gì? 

là vị Chầu Bà linh thiêng bậc nhất trong Thập Nhị vị Chầu Bà. Vì thế mà hết mọi lời thỉnh cầu của bạn đều được bà phù hộ. Cụ thể, du khách có thể cầu:

  • Cầu bình an và cầu sức khỏe. Khi dâng lễ lên Bà, đây là điều đầu tiên bạn nên cầu khấn để được bà phù hộ. Tất cả những người thành tâm cầu khấn đều sẽ được Bà bảo vệ để thân thể an khang, không ốm đau bệnh tật.
  • Cầu tài lộc: đây là những lời thỉnh cầu được nhiều người cầu khấn nhất khi đến đền Bà. Đa phần những người đến đây là thương nhân làm ăn buôn bán. Họ cầu mong được Bà phù hộ độ trì cho làm ăn may mắn, mua may bán đắt hay ít nhất là không bị thua lỗ lúc kinh tế khó khăn.
  • Cầu công danh: không ít người đến dâng lễ đền Bà là người theo nghiệp học hành hay quan chức. Họ cầu mong được bà phù hộ cho đỗ đạt cao, thăng quan tiến chức nhanh chóng. Nếu bạn có cơ hội dâng lễ lên Chầu Bà, bạn cũng nên cầu khấn Bà phù hộ cho đường công danh sự nghiệp được hanh thông hơn.
  • Ngược lại, du khách tuyệt đối không được cầu những điều phi lý, trái với luân thường đạo lý như lừa đảo thành công, buôn gian bán lận trót lọt,…

Sắm lễ vật dâng lên Bà 

Lễ vật dâng lên Chầu Bà Đệ Nhị Thượng Ngàn cần đảm bảo là đồ tươi ngon, không được ôi thiu và chưa qua sử dụng. Tất cả những lễ vật không đáp ứng yêu cầu trên thì không được phép dâng lên Chầu Bà.

Thông thường, một mâm lễ dâng lên Bà thường bao gồm:

  • 1 lọ hoa tươi và 1 đĩa quả tươi.
  • 1 đĩa xôi, 1 con gà luộc hoặc 1 đĩa thịt luộc, 1 cút rượu trắng.
  • 1 đĩa trầu cau được têm cánh phượng.
  • 1 mâm tiền vàng và 1 lá sớ.
  • 1 ấm chè ngon và 1 bao thuốc lá.
  • 1 đĩa oản. Nên sử dụng oản có màu xanh.
  • Và tất nhiên rồi, còn bài văn khấn dâng lễ Chầu Bà Đệ Nhị Thượng Ngàn.

Nếu có điều kiện hơn, du khách có thể chuẩn bị thêm những vật phẩm khác là đặc sản của quê hương mình. Nếu không có điều kiện, có khi du khách chỉ cần 1 nén hương cũng sẽ được  Bà chứng giám cho lòng thành.

Vị trí Đền Chầu Bà Đệ Nhị Thượng Ngàn ở đâu? 

Trên cả nước hiện nay có nhiều đền thờ Chầu Bà. Ở bất cứ nơi nào có Mẫu Đệ Nhị ngự, đền ở đó có thờ Bà.

Tuy nhiên, ngôi đền nổi tiếng và lớn nhất thờ Chầu Bà Đệ Nhị Thượng Ngàn là đền Đông Cuông. Đền này tạo lạc tại thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, Văn Yên, Yên Bái, cách Hà Nội khoảng 250km về phía Tây Bắc. Để di chuyển đến đền này, từ Hà Nội, du khách có thể sử dụng các phương tiện như ôtô, xe máy hay tàu hỏa.

LỜI KẾT: Trên đây là một số kinh nghiệm đi lễ đền Chầu Bà Đệ Nhị Thượng Ngàn xin được chia sẻ đến bạn. Hỵ vọng sẽ có những thông tin hữu ích và Chúc bạn có một chuyến đi thuận lợi và đem về nhiều tài lộc, bình an trong năm mới sắp tới.

 

Bình luận trên Facebook