704 lượt xem
Bạn vừa được nghe về Cô Tư Ỷ La của đạo Mẫu và cũng biết được rằng Cô rất linh thiêng. Bạn muốn đi lễ đền Cô một lần để cầu may mắn phúc lộc cho bản thân và gia đình trong năm mới.
Tuy nhiên, Cô Tư là ai, lễ Cô như thế nào và làm cách nào để đến được đền Cô thì bạn lại chưa biết tường tận. Để giúp bạn giải quyết vấn đề trên, hôm nay bài viết này sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về Cô Tư Ỷ La cũng như những lưu ý để dâng lễ Cô đúng cách.
+ Cô Tư Ỷ La là một trong những vị Thánh Cô của tứ phủ, cô xếp hàng thứ tư. Trong dân gian, có nhiều sự tích khác nhau kể về cô. Có người cho rằng Cô theo hầu cận bên Chầu Bà Đệ Tứ và được thờ phụng bên cạnh Bà tại đền Chầu Bà. Có người lại cho rằng Cô Tư là người theo hầu Mẫu Thượng Ngàn hay còn gọi là Mẫu Sơn Trang nên còn được gọi là Cô Tư Sơn Trang.
Quan điểm trên không phải là không có căn cứ, bởi Cô Tư được thờ cùng Chầu Bà là có thật, nhưng theo một số nhà tâm linh, Cô Tư này không phải là Cô Tư Ỷ La. Trong khi đó, quan điểm sau được nhiều người đồng tình hơn.
+ Một ý kiến khác còn cho rằng Cô Tư Ỷ La là Cô Tư Tây Hồ được thờ tại đình Tứ Liên – Tây Hồ – Hà Nội. Tuy nhiên, ý kiến này cũng còn khá nhiều tranh cãi và không được chính xác. Các nhà tâm linh vẫn chung ý kiến rằng, cô Tư Tây Hồ là cô Tư khác chứ không phải Cô Tư Ỷ La. Trong tứ phủ Thánh Cô, cô Tư Tây Hồ thuộc hàng Địa Phủ, theo hầu Mẫu Liễu Hạnh. Còn Cô Tư Ỷ La thuộc hàng Nhạc Phủ, theo hầu Mẫu Thượng Ngàn.
Tương truyền, Cô Tư Ỷ La xuất thân từ thiên đình, là con gái của Đế Thích. Sau theo lệnh cha, cô giáng trần và theo hầu Mẫu Ỷ La. Cô là người thông minh, xinh đep, lại dịu dàng nết na nên được Mẫu Ỷ La yêu quý nhất và thường xuyên cho theo hầu bên cạnh. Do vậy, những thần tích về việc cô hiển linh luôn gắn liền với thần tích về Mẫu Ỷ La hiển linh.
Ngày nay, những thần tích về việc Cô Tư Ỷ La hiển linh giúp đỡ dân lành đa phần đã mai một, không còn rõ ràng, mang màu sắc mơ hồ, thần thánh. Người ta chỉ biết địa phương Cô hay hiển linh là đất Tuyên Quang. Để tưởng nhớ Cô, người ta lập cung thờ Cô ngay tại đền thờ Mẫu Ỷ La.
Trong các giá hầu đồng, cô ít khi hiển linh, kể cả vào các ngày tiệc Cô hay ngày lễ Mẫu tại đền Ỷ La. Chỉ một số rất ít những người được chứng kiến cô ngự đồng và kể lại rằng, khi ngự đồng cô mặc áo màu vàng hoặc màu xanh nhạt, đầu cài trâm, tai đeo khuyên vàng. Cô cầm quạt khai vuông và sau đó múa mồi hầu Mẫu.
Do Cô Tư không thường hay hiển linh nên việc lựa chọn ngày tốt để đi lễ đền Cô là cực kì quan trọng. Chỉ đi lễ đúng ngày thì Cô Tư mới hiển linh và chứng giám, phù hộ độ trì cho những lời cầu khấn của bạn được thành hiện thực.
Theo đó, những dịp nên đi lễ Cô Tư Ỷ La là ngày rằm, mồng Một hàng tháng và những ngày đầu năm mới. Đây là dịp mà nhiều khách thập phương đến viếng thăm và dâng lễ, vì thế mà rất có thể cô sẽ hiển linh vào những dịp này.
Đặc biệt, nếu là lần đầu tiên đến và dâng lễ Cô, cũng như ít có dịp dâng lễ thêm lần nữa trong năm, bạn nên chọn ngày tiệc Mẫu Ỷ La, tức là dịp tháng 5 và tháng 9 để dâng lễ. Trong những dịp này, Mẫu Ỷ La sẽ hiển linh và lắng nghe những lời cầu nguyện, khấn vái
của con dân trong thiên hạ. Là Thánh Cô thân cận nhất bên cạnh Mẫu Ỷ La, luôn theo hầu mẫu, Cô Tư chắc chắn sẽ hiển linh cũng Mẫu và chứng giám cho lời khẩn cầu chân thành của bạn.
Theo truyền thuyết kể lại, Cô Tư là người rất hiền lành, nhân hậu và có tình yêu thương bao la với con dân. Cũng vì thế mà cô vâng lệnh Đế Thích giáng xuống hạ giới giúp dân cứu đời. Như vậy, có thể thấy rằng, với bất kỳ lời khẩn cầu nào, chỉ cần thành tâm sẽ được cô phù hộ độ trì cho thành hiện thực.
Đa phần, người ta đi lễ Cô để cầu sức khỏe, cầu bình an và cầu tài lộc. Bên cạnh đó, số ít người đến đền Cô còn cầu tình duyên
Việc dâng lễ Cô không yêu cầu mâm cao cỗ đầy, không yêu cầu tiền vàng phải rủng rỉnh cũng không yêu cầu phải chuẩn bị sơn hào hải vị. Việc dâng lễ cô Tư Ỷ La quan trọng nhất là ở cái Tâm và lòng thành kính trước cô. Người đi khấn vái Cô mà thành tâm thì chỉ cần một nén hương cũng được cô chứng giám.
Còn nếu người đi khấn cô mà giết người cướp của, buôn gian bán lận, báng bổ thánh thần thì chẳng những không được cô chứng giám, phù hộ mà còn bị cô vật cho ốm đau bệnh tật, mãi mãi không ngẩng đầu lên được.
Tuy vậy, nếu đến đền cô và cầu khấn cô ban cho phúc lộc, du khách không nên đi tay không mà nên chuẩn bị một vài những lễ vật cơ bản để thể hiện lòng thành kính trước Cô. Những lễ vật đó nên đủ những vật phẩm sau:
Để được Cô Tư phù hộ độ trì, khi dâng lễ cô, du khách nên chú ý thêm một vài điều nhỏ sau đây:
Chú ý cách ăn mặc và phát ngôn. Không nên ăn mặc lố lăng, kệch cỡm. Nên ăn mặc kín đáo, giản dị. Không nên phát ngôn tục tĩu hay những lời nói báng bổ, xúc phạm thánh thần.
Chú ý giữ trật tự trong đền, cư xử văn minh lịch sự trong không gian tâm linh thờ Cô và chú ý không vứt rác bừa bãi.
Như đã nói ở trên, Cô Tư Ỷ La không phải là Cô Tư Tống Tây Hồ, cũng không phải là Cô Tư Chầu Bà. Vì thế mà một số người đi lễ đền Cô Tư Chầu Bà hay đình Tứ Liên không phải là lễ Cô.
Hiện nay, không có đền riêng thờ Cô Tư. Cô được thờ chung với Mẫu Ỷ La tại đền Ỷ La, phường Ỷ La, thành phố Tuyên Quang. Cung thờ Cô nằm ngay bên cạnh cung chính thờ Mẫu trong đền.
Ngôi đền này cách Hà Nội 140km và du khách có thể di chuyển bằng ôtô hoặc xe máy tới đây. Nếu đi bằng ôtô, du khách có thể di chuyển theo hướng cầu Thăng Long, sau đó nhập làn vào cao tốc Hà Nội – Lào Cai sau đó ra khỏi cao tốc ở nút giao IC 11 và di chuyển tiếp bằng quốc lộ 2 tới Tuyên Quang. Nếu đi bằng xe máy, du khách sẽ phải di chuyển dọc theo quốc lộ 2 hoàn toàn, không được phép di chuyển trên cao tốc Hà Nội – Lào Cai .
LỜI KẾT: Trên đây là một số lưu ý dành cho những người lần đầu có dự định đi lễ Cô Tư Ỷ La. Chúc các bạn có một chuyến đi thành công, thuận lợi để mang về thật nhiều tài lộc cho gia đình.
Bình luận trên Facebook