Tìm hiểu Sự tích, Dâng lễ và Đền thờ Chầu Bé Bắc Lệ

Năm mới sắp đến và bạn đang có dự định hành hương về đền thờ Chầu Bé Bắc Lệ để cầu may mắn. Tuy nhiên, do là lần đầu tiên viếng thăm đền Chầu Bà nên bạn chưa có nhiều kinh nghiệm dâng lễ, cũng chưa hiểu hết lễ nghi khi dâng lễ lên Bà.

Mặt khác, đền thờ Bà chính xác ở đâu bạn cũng chưa nắm rõ, bởi hiện nay có rất nhiều đền được cho là có thờ Bà. Để giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên, bài viết này xin được chia sẻ đến bạn một số thông tin thú vị nhé.

Sự tích về Chầu Bé Bắc Lệ là ai?

+ Chầu Bé Bắc Lệ là một trong Thập Nhị vị Chầu Bà của đạo Mẫu tứ phủ. Bà xếp hàng thứ 11 trong số các vị Chầu Bà và là một trong những vị Chầu Bà linh thiêng nhất.

+ Sự tích về Bà trên thực tế xuất hiện khá nhiều dị bản, chủ yếu là sự khác nhau về xuất thân của Bà. Một số ít sách cổ viết rằng bà là người dân tộc Tày ở xứ Lạng. Tuy nhiên, ý kiến này đến nay không nhận được nhiều sự ủng hộ của các nhà tâm linh. Trên thực tế vùng đất Bắc Lệ cũng không xuất hiện nhiều người Tày, nên tính xác thực của ý kiến này còn nhiều tranh cãi.

+ Luồng ý kiến chính thống hơn cho rằng Chầu Bé Bắc Lệ xuất thân là người dân tộc Nùng, sinh ra trong gia đình một tù trưởng ở Bắc Lệ – Lạng Sơn. Quan điểm này được nhiều người ủng hộ hơn và đến nay, khi nhắc đến Bà, người ta đều công nhận rằng Bà là người dân tộc Nùng.

+ Sự tích về Bà cũng cho rằng, Bà vốn là hóa thân của Chúa Thượng Ngàn, xuống hạ giới giúp dân làm ăn, ổn định cuộc sống. Cũng có tài liệu ghi lại rằng, Bà là người hầu cận thân cận nhất bên cạnh Mẫu Thượng Ngàn, hạ trần theo lệnh của Mẫu để cứu giúp con dân hạ giới.

+ Những thần tích về vị Chầu Bà này cũng được ghi lại khá nhiều. Người ta kể lại rằng, bà thường xuyên hiển linh tại vùng rừng núi xứ Lạng, truyền thụ cho người dân lương thiện kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi và dệt vải. Có đôi khi bà giúp họ khắc phục hậu quả của thiên tai, lũ lụt gây ra.

Nhiều người đi rừng còn kể lại họ được Chầu Bà nhắc nhở nên tránh được thú dữ. Với những kẻ hay ăn lười làm, bà trêu đùa khiến họ nhiều phen khốn khổ, răn dạy họ để những người này chăm chỉ làm ăn hơn. Với những kẻ hay làm điều ác, hại dân hại nước, bà thẳng tay trừng trị chúng để làm gương.

+ Ngày nay, những câu chuyện về việc bà hiển linh, cứu giúp dân lành và trừ gian diệt ác chỉ còn lại là những câu chuyện mơ hồ, không được kiểm chứng. Tuy vậy, Chầu Bé Bắc Lệ vẫn là vị Chầu Bà linh thiêng và được người dân thỉnh về nhiều nhất để cầu may.

+ Nhiều tài liệu còn ghi lại rằng, bà không chỉ thường xuyên hiển linh ở vùng đất Lạng Sơn ngày nay mà còn hiển linh ở nhiều vùng khác trong cả nước. Những nơi mà Chầu Bé hiển linh để giúp đỡ dân chúng làm ăn đến nay vẫn còn tồn tại đền thờ bà nhưng một cách để tưởng nhớ công đức vô lượng của Chầu Bà.

Vì thế mà hiện nay, trên cả nước có khá nhiều đền thờ Chầu Bé nổi tiếng và được nhiều người biết đến. Có thể kể đến như đền như đền Đông Cuông ở Yên Bái, đền Đồng Đăng ở Lạng Sơn, đền Tam Cờ ở Tuyên Quang hay đền Ghềnh ở Hà Nội.

Hướng dẫn Hầu giá và dâng lễ Chầu Bé Bắc Lệ như thế nào?

Tìm hiểu về cách Hầu giá

Bà là một trong những vị Chầu Bà hay về ngự đồng nhất. Hầu hết mọi giá đồng thỉnh Bà đều ngự về, kể cả là những giá hầu đồng của đồng mới.

Khi ngự đồng về, Chầu Bé Bắc Lệ chỉ mặc quần áo ngắn màu đen hoặc màu chàm, đầu đội khăn thổ cẩm của người dân tộc, chân đi xà lạp và trên lưng có đeo một chiếc gùi hoa. Khi ngự về, Chầu Bé khai quang, sau đó múa mồi và ban phát tài lộc cho con nhang đệ tử.

Dâng lễ thế nào?

Chọn ngày dâng lễ Bà 

Chầu Bé Bắc Lệ là vị Chầu Bà rất linh thiêng thường xuyên hiển linh không chỉ ở vùng đất xứ Lạng mà còn ở khắp vùng núi rừng phía Bắc. Hầu hết những người thành tâm cầu khấn Bà đề được ban phát tài lộc, bất kể người đó cầu khấn vào ngày nào, giờ nào, ngày xấu hay ngày đẹp. Vì thế mà những du khách khi có dịp viếng thăm đền Bà không cần quá để tâm đến ngày dâng lễ.

Tuy vậy, để những lời cầu khấn của bạn được Chầu Bà chứng giám và có thể linh ứng nhanh nhất, bạn nên chọn dâng lễ vào những ngày Rằm, mồng Một đầu tháng hay trong ba ngày Tết Cổ truyền của dân tộc.

Đặc biệt hơn nữa, du khách có thể chọn đúng ngày tiệc Chầu Bé Bắc Lệ, tức là ngày 12/9 âm lịch hàng năm để dâng lễ lên Bà. Trong ngày này, du khách còn sẽ được tham gia vào giá hầu đồng thỉnh Bà lớn nhất trong năm. Đây cũng là một nét văn hóa độc đáo của người dân vùng đất Bắc Lệ.

Chọn lễ vật dâng lên Bà 

Bởi là một vị Chầu Bà có tính cách ôn hòa, có lòng thương xót với con dân hạ giới. Vì thế mà trong mâm lễ dâng lên Bà không cần quá cầu kỳ, cao sang, tốn kém. Tùy theo điều kiện của từng gia đình mà chuẩn bị mâm lễ sao cho lịch sự và phù hợp với lễ nghĩa nhất có thể.

Theo đó, mâm lễ dâng lên Chầu Bé Bắc Lệ nên có các vật phẩm sau:

  • 1 mâm ngũ quả và 1 lọ hoa tươi.
  • 1 cơi trầu, 1 ấm chè và 1 bao thuốc.
  • 1 đĩa xôi, 1 con gà luộc. Nếu không sử dụng gà có thể thay thế bằng 1 khổ thịt luộc. Cùng với đó là 1 cút rượu trắng.
  • 1 mâm tiền vàng và 1 lá sớ.
  • 1 đĩa oản.
  • Ngoài ra, để việc dâng lễ được thuận lợi, du khách nên chuẩn bị trước một bài văn khấn dâng lễ Chầu Bé Bắc Lệ.

Một số lưu ý khi dâng lễ và cầu khấn Bà 

+ Điều quan trọng nhất khi dâng lễ Bà là sự thành tâm, thành kính. Nếu thành tâm thì có khi chỉ cần một nén hương thơm cũng sẽ được chầu Bà phù hộ. Nếu không thành tâm thì mâm cao cỗ đầy đến mấy cũng vô dụng.

+ Khi dâng lễ Bà, du khách nên cầu nhấn những điều thực tế. Những điều nên cầu khấn ở đây là cầu sức khỏe, bình an và cầu một chút công danh, sự nghiệp, tiền tài. Không nên cầu quá nhiều tài lộc, công danh không đúng với thực tế và năng lực của bản thân bởi như thế là thể hiện bản chất tham lam của mình, lời cầu khấn sẽ không linh ứng.

Tuyệt đối không nên cầu những điều trái với luân thường đạo lý, bởi những lời cầu khấn này chẳng những không linh ứng mà bản thân người cầu khấn còn bị Thánh vật.

+ Sau khi dâng lễ, du khách nên thực hiện nghi thức lau tượng Chầu Bà để lấy may.

+ Ngoài ra, du khách cũng phải thật để ý cách ăn mặc và nói năng của bản thân sao cho lịch sự, khuôn phép và hợp với lễ nghi. Không được ăn mặc hở hang, pháp ngôn tục tĩu.

Vị trí Đền thờ Chầu Bé Bắc Lệ ở đâu? 

Đền thờ Chầu Bé Bắc Lệ nằm tại xã Bắc Lệ – Hữu Lũng – Lạng Sơn. Đền này cách Hà Nội khoảng 150km về phía Đông Bắc.

Từ Hà Nội, du khách có thể tới đây bằng ôtô, xe máy hoặc tàu hỏa.

 

LỜI KẾT: Trên đây là một số kinh nghiệm dâng lễ đền Chầu Bé Bắc Lệ dành cho người mới đi lễ lần đầu. Hy vọng rằng bạn sẽ tìm được những thông tin cần thiết và có 1 buổi đi du xuân đầu năm thuận lợi may mắn.

 

Bình luận trên Facebook