187 lượt xem
Mỗi khi Tết đến xuân về, người người, nhà nhà lại tất bật dọn dẹp nhà cửa để quây quần bên nhau, chuẩn bị cho phút giao mùa thiêng liêng của đất trời. Trong không khí hân hoan, háo hức ấy, chúng ta càng không được phép quên đi ông bà tổ tiên và những người đã khuất.
Vì thế, vào dịp này, người Việt có tục dọn bàn thờ tổ tiên, trong đó công việc chính là rút chân nhang để bát hương trên bàn thờ được gọn gàng, sạch đẹp hơn. Tuy vậy, rút chân nhang thế nào cho đúng, không phạm phải những điều tâm linh tối kỵ thì không phải ai cũng nắm rõ.
Để giúp bạn hiểu thêm về tục lệ này của người Việt chúng ta, bài viết hôm nay xin được giới thiệu một số lưu ý khi rút chân nhang trên bàn thờ.
+ Thông thường, ta hay được nghe nhiều về tục lệ rút chân nhang trên bàn thờ thần gia tiên, bàn thờ thần tài vào những ngày cuối năm, tuy nhiên không phải lúc nào dịp cuối năm cũng là ngày thích hợp để thực hiện nghi thức này. Nhiều người thậm chí còn lầm tưởng rằng nên rút chân nhang vào ngày cuối cùng của năm để tiễn cái cũ và nghênh đón cái mới.
+ Tuy nhiên, những quan niệm trên là hoàn toàn sai lầm. Ngày nên rút chân nhanh để chuẩn bị đón năm mới nên là ngày 23 tháng chạp âm lịch, là ngày ông Công ông Táo lên chầu trời.
+ Giờ vào giờ nào sao cho hợp phong thủy cũng là vấn đề các gia chủ nên hết sức lưu ý. Theo đó, không nên rút chân nhang vào 12 giờ trưa hoặc vào ban đêm, sau 7h tối. Đây là thời gian thuộc về cõi âm, ma quỷ âm linh hoạt động mạnh, rút chân nhang vào những giờ này sẽ mang lại nhiều xui xẻo cho gia đình, có thể khiến ma quỷ và những thứ tà ác khác quấy nhiễu.
Thời gian tốt nhất để rút chân hương vào ngày 23 tháng chạp là các giờ Đại An, Tốc Hỷ và Tiểu Cát trong ngày.
Người thích hợp nhất để tiến hành rút chân hương là gia chủ. Trước khi thực hiện nghi thức này, gia chủ cần phải tắm rửa sạch sẽ, chay tịnh để tránh bị uế khí ám theo.
Nếu gia chủ có việc bận không thể tiến hành rút hương, nên lựa chọn người cao vía trong gia đình để thực hiện. Nếu có điều kiện hơn, gia đình cũng có thể mời các nhà tâm linh có trình độ trong lĩnh vực này về thực hiện để tránh phạm phong thủy.
Việc rút chân nhang tuyệt đối không được thực hiện một cách qua loa, đối phó. Công việc này cần có sự chuẩn bị kỹ càng để tránh sai sót gây bất kính với các bậc thần linh và ông bà tổ tiên.
Để chuẩn bị cho việc này, trên bàn thờ, gia đình cần chuẩn bị một số vật phẩm sau:
+ Mâm cơm cúng:
Thực chất, mâm cơm cúng để xin phép thần linh và ông bà tổ tiên cho gia đình được rút chân nhang chính là mâm cơm cúng tiễn ông Công ông Táo về trời vào ngày 23 tháng chạp. Mâm cơm cúng này bắt buộc phải có 1 con cá chép sống và nên thả chúng vào một chậu nước sạch. Bên cạnh đó, trong mâm cơm nên có gà luộc, thịt luộc, vài món xào và vài món canh cùng với rượu. Gia chủ cũng nên chuẩn bị vàng mã theo quy định.
+ Bài văn khấn xin phép: bài văn khấn này là bắt buộc. Có nhiều bài văn khấn xin phép rút chân nhang trên bàn thờ. Nếu có điều kiện, gia chủ có thể tham khảo những bài khấn này từ các nhà tâm linh. Nếu điều kiện không cho phép, gia chủ có thể sử dụng bài khấn có sẵn trong tuyêt tập văn khấn cổ truyền Việt Nam.
+ Nước thơm hoặc rượu trắng: gia chủ cần chú ý chuẩn bị một chậu nước được nấu từ các loại lá thơm hoặc rượu trắng để lau bát hương và những vật dụng trên bàn thờ sau khi rút hương. Việc lau dọn này giúp cho bát hương được sạch sẽ mà xua đuổi tà khí không may mắn trong năm cũ.
Trước khi tiến hành làm lễ, gia chủ cần ăn vận thật lịch sự, nhẹ nhàng. Sau đó, gia đình sẽ dâng mâm lễ đã chuẩn bị lên bàn thờ tổ tiên. Tiến hành đốt đèn, pha trà rót rượu rồi lên hương.
Gia chủ vái lạy và đọc bài văn khấn đã chuẩn bị. Sau đó chờ khi hết hương, tiến hành hạ lễ, hóa vàng và rút chân nhang. Gia chủ cần nhẹ nhàng rút từng chút chân nhang một, tránh để tro bụi trong bát hương vương vãi ra bàn thờ. Chú ý, khi rút, nên để lại một vài chân nhang cũ, không được phép rút hết tất cả chân nhang trên bát hương. Số chân nhang để lại trên bàn thờ sau khi rút nên là một số lẻ như 5 7 hay 9 chân.
Sau khi rút xong chân nhang, gia chủ tiến hành quét dọn bàn thờ bằng chổi lông gà sạch chuyên dùng sau đó dùng nước thơm hoặc rượu trắng đã chuẩn bị để lau sạch bát hương.
Gia chủ cũng nên lưu ý trong quá trình này, phải cố định không được xê dịch bát hương. Trường hợp phải xê dịch hoặc hạ bát cơm xuống, phải khấn để xin phép thần linh và ông bà tổ tiên. Những que nhang sau khi được rút xuống không được phép vứt lung tung mà phải đốt bỏ và rải tro xuống ao hồ sông suối gần nhà.
Như đã nói ở trên, việc tỉa chân nhang nên được thực hiện vào ngày 23 tháng chạp âm lịch. Đây là ngày tốt theo phong thủy, khi mà trời đất giao hòa và sinh ra nhiều luồng khí an tường, nhiều dòng năng lượng mạnh mẽ, đồng thời là ngày mà ông Công ông Táo hiển linh nên ma quỷ bị áp chế mạnh mẽ. Vào ngày này, thực hiện những việc liên quan đến cõi âm như rút tỉa chân nhang sẽ tránh được nhiều cô hồn dã quỷ quấy nhiễu, phá rối.
Đồng thời, việc tỉa chân nhang cũng nên thực hiện vào những giờ tốt trong ngày như đã nói trước đó. Những giờ như Tiểu Cát, Đại An hay Tốc Hỷ là những giờ có thể mang đến nhiều may mắn cho gia đình trong năm mới.
Trong khi đó, nếu rút hay Tỉa chân nhang vào ban đêm, giữa trưa hoặc những giờ xấu như Sát chủ, Thọ tử, Trùng tang hay Thiên la Địa võng,… gia đình có thể gặp nhiều điều không may mắn. Đây là những giờ có sát khí mạnh, nếu làm những việc có liên quan đến cõi âm như rút chân nhang, sức khỏe và thọ mệnh của gia chủ có thể bị ảnh hưởng lớn.
+ Theo phong thủy, việc tỉa chân nhang phải được thực hiện sau khi đã cúng bài để tiễn ông Công ông táo về trời. Sở dĩ nên thực hiện sau khi cúng ông Táo vì dân gian ta quan niệm, sau khi cúng và phóng sinh cá chép, ông Công ông Táo sẽ cưỡi cá chép về chầu trời.
Lúc này vị thần cai quản nhà cửa trong gia đình sẽ không có mặt, nên việc dọn dẹp, rút tỉa chân nhang trên bàn thờ sẽ không ảnh hưởng, gây kinh động đến những vị thần linh này.
+ Nếu gia chủ thực hiện ngược lại, tức là rút chân nhang trước khi cúng bái để tiễn ông Công ông Táo về trời, điều đó sẽ đồng nghĩa với việc gia đình không xin phép vị thần này khi rút chân, gây bất kính với thần linh và khiến cho ông Công ông Táo nổi giận.
Đặc biệt, trong khoảnh khắc nhạy cảm, khi ông Táo chuẩn bị về chầu trời, báo cáo những việc làm tốt và không tốt của gia đình trong năm vừa qua, việc khiến thần linh nổi giận có thể làm cho gia đình phải hứng chịu những hậu quả nặng nề.
LỜI KẾT: Trên đây là một số lưu ý mà bạn cần biết khi rút tỉa chân nhang vào những ngày cuối năm để chuẩn bị đón Tết Cổ truyền của dân tộc. Hy vọng rằng các bạn sẽ có thể thực hiện nghi thức dọn bàn thờ đúng cách theo hướng dẫn trên để có một năm mới sắp tới bình an, vạn sự như ý.
Bình luận trên Facebook