Cúng rước ông Táo về nhà mới

Ông Táo là một vị thần nhiều quyền năng trong đời sống tâm linh của người Việt, là người  trực tiếp cai quản việc bếp núc trong gia đình, giữ ngọn lửa hạnh phúc cho gia đình ấy.

Cũng vì thế mà trong nhiều gia đình của người Việt xuất hiện bàn thờ ông Công ông Táo, và  vị thần này cũng là một trong số ít những vị thần được người ta thực hiện nghi thức rước về mỗi khi lên nhà mới.

Vậy rước ông Táo về nhà mới có ý nghĩa gì? Nghi thức rước ông công ông Táo  được thực hiện ra sao? Bài viết này sẽ giúp các bạn có câu trả lời cho những câu hỏi ấy.

Ý nghĩa của nghi thức thỉnh bài vị ông táo về nhà mới

Cúng rước ông Táo về nhà mới có ý nghĩa gì? 

+ Ông Táo, theo truyền thuyết của người Việt là vị thần cai quản việc bếp núc trong gia đình,  giữ cho nguồn Hỏa khí trong gia đình ấy vượng mà không suy, đồng nghĩa với việc gia đình  có nhiều may mắn. Đây cũng là vị thần đại diện cho sự chung thủy, giúp duy trì hạnh phúc  của gia đình.

Vì thế mà khi về nhà mới, người ta thường cúng rước theo vị thần này để ngài  tiếp tục theo gia đình ấy, ban phát may mắn và duy trì hạnh phúc cho gia đình.

+ Thêm vào đó, căn nhà mới của gia đình có thể coi là căn nhà vô chủ, chưa có thần linh cai  quản. Bởi thế mà ma quỷ thường hay tìm đến quấy nhiễu sự bình yên của những không  gian sống này.

Vì vậy, nhất thiết phải cúng rước ông Táo về nhà mới để bảo vệ sự yên cho  căn nhà, tránh cho ma quỷ phá hoại, làm hao mòn tài lộc và may mắn của gia đình, mà trực  tiếp nhất là để ông Táo tiếp tục che chở, bảo vệ cho tình yêu, cho hạnh phúc lứa đôi của gia  đình ấy.

+ Không chỉ có vậy, ông Táo còn là vị thần sẽ mang trực tiếp những việc tốt, những phúc đức  mà gia đình tích được trong năm lên báo cáo với Ngọc Hoàng và ngày 23 tháng Chạp. Vì  thế, để không gián đoạn sự chứng kiến ấy của ông Táo đối với gia đình mình, gia chủ cần  phải cúng rước ông Táo về nhà mới ngay khi tân gia và cả gia đình bắt đầu chuyển đến đây  sinh sống.

Nếu để lâu mà không rước ông Táo về nhà mới, những việc thiện mà gia đình  làm trong thời gian này sẽ không được ông Táo chứng kiến và ghi chép lại, cuối năm cũng  không đến được với Ngọc Hoàng và như vậy gia đình ấy sẽ bị mất đi một phần phúc lộc  không nhỏ mà đáng ra họ được nhận.

Hướng dẫn cúng rước ông Táo về nhà mới  

Chọn giờ đẹp để rước ông táo về nhà mới  

Ngày và giờ cúng rước ông Táo về nhà mới cần hợp với tuổi và mệnh của gia chủ. Để tìm  ra một ngày như vậy trong tháng, gia chủ nên tham khảo ý kiến từ các nhà tâm linh có  chuyên môn. Tuy nhiên các ngày trên cần phải đảm bảo là ngày như sau:

Trùng với các ngày đẹp trong tháng là ngày Tốc Hỷ tức là ngày có xuất hiện các con số 3, 6  và 9, ngày Đại An và ngày Tiểu Cát. Thực hiện lễ cúng rước ông táo về nhà mới vào những  ngày này, gia đình sẽ gặp được nhiều may mắn, thuận lợi trong cuộc sống.

Nếu ngày đẹp là  ngày Tốc Hỷ, nên cúng rước ông táo về nhà mới vào 9h đến 11h sáng, nếu là ngày Đại An  có thể cúng rước vào khoảng thời gian từ 5h đến 7h sáng và 5h đến 7h chiều trong khi nếu  là ngày Tiểu Cát thì nên tiến hành nghi lễ vào 1h đến 3h chiều.

Không được chọn các ngày xấu trong tháng, bao gồm các ngày: 

  • Ngày Tam Nương, tức là ngày mồng 3, mồng 7, 13, 18 và 22, 27 hàng tháng.
  • Ngày Nguyệt Kỵ, là ngày mùng 5, 14, 23 hàng tháng.
  • Bên cạnh đó là một số ngày khác như ngày Không Vong, ngày Tuyệt Mệnh, ngày Sát Thủ,  ngày Xích Khẩu.

Chuẩn bị mâm cơm cúng và vật dụng để rước ông Táo

Mâm cơm cúng rước ông táo về nhà mới bao gồm những vật phẩm sau: 

Mân hương hoa, bao gồm hương trầm có mùi thơm, 1 đĩa hoa tươi, tiền vàng và đặc biệt  không thể thiếu ba bộ áo mũ bao gồm 2 bộ dành cho nam và 1 bộ dành cho nữ.

Mâm ngũ quả, bao gồm 5 loại quả tươi, tốt nhất là các loại quả bóng bẩy, lịch sự có mùi  thơm nhẹ như cam, xoài, dứa, bưởi hay chuối. Không được sử dụng các loại quả thối, quả có gai, quả có mùi khó chịu và tuyệt đối không được sử dụng quả giả bằng nhựa.

Mâm rượu thịt, bao gồm : 

Một bộ tam sên, gồm tôm luộc, thịt lợn luộc và trứng gà luộc.

Bánh chưng hoặc xôi như xôi đỗ xanh, xôi gấc. Không nên dùng xôi ngô hay xôi đỗ đen. Ba chén chè trôi nước hoặc chè đậu trắng.

Ba đĩa bánh mứt kẹo. Lưu ý không nên sử dụng các loại bánh kẹo hay mứt làm từ mít, sầu  riêng vì những loại này có mùi nồng nặc, khó ngửi.

Bên cạnh đó, gia chủ cần chuẩn bị thêm trà khô và bộ ấm chén để nấu nước pha trà cùng  với bài văn khấn rước ông Táo về nhà mới. Bài văn khấn này có sẵn trong tuyển tập văn  khấn cổ truyền Việt Nam.

 

LỜI KẾT: Trên đây là một số thông tin cơ bản về lễ cúng rước ông Táo về nhà mới. Mong rằng nó sẽ giúp ích cho gia đình bạn đôi phần để bạn có thể thực hiện một lễ cúng rước ông Táo về nhà mới thành công nhất, qua đó mang lại nhiều may mắn nhất có thể cho gia đình trong  căn nhà mới.

 

Bình luận trên Facebook