299 lượt xem
Hình thành phát phát triển tại là làng Bưởi Nồi thuộc xã Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, Làng nghề đúc đồng Đại Bái không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm được đúc bằng đồng như: Tượng đồng, đỉnh đồng, lư hương, lợ hoa, tranh chữ đồng, hoành phi, câu đối bằng đồng…
Mà còn là một nơi lưu giữ những nét văn hóa truyền thống cổ xưa của ông cha đã để lại từ bao đời nay.
nổi tiếng với nghề đúc đồng với cái tên cổ xưa là Văn Lãng. Nơi đây là một vùng đất trên dải cao bên bờ sống Bái Giang (nhánh của sông Thiên Đức cũ) cách đường 182 khoảng 1km.
Được xây dựng từ rất lâu trước đây nhưng Làng nghề đúc đồng Đại Bái chỉ được phát triển nhờ bàn tay tài hoa của nghệ nhân Nguyễn Công Truyền sinh năm 989 tai làng Đại Bái, mất ngày 29/9 âm lịch (tức là năm 1060).
Ông xuất thân là một người học hành tài hoa trong một gia đình nho học. Đến năm lên 6 tuổi, cả gia đình vào Thanh Nghệ sinh sống (Đó chính là làng Đại Bái ngày nay, cũng gội là Làng Bưởi và nổi tiếng với nghề Đúc đồng).
Lớn lên vào quân ngũ cho đến năm 25 tuổi, ông làm quan Đô úy của triều Lý và được phong là Diện điền tướng quân. Và cho đến năm 1018 ông về lại quê hương thăm lại gia đình và xin từ quan vào năm cha ông qua đời tại Thanh Nghệ.
Từ lúc này, ông bắt đầu tổ chức sản xuất lớn hơn. Đầu tiên vẫn chỉ là những lò rèn được đưa về làng để sản xuất và sửa chữa lại những công cụ làm nông cũng như búa, le, lò bễ….. đã khởi đầu cho một làng nghề truyền thống phát triển cho đến thời điểm hiện tại ngày nay.
Đến những năm đầu của Thế kỷ XV, XVI, Làng nghề đúc đồng Đại Bái được 5 tiến sĩ được phong quan trở về làng và chú trọng phát triển và mở rộng chuyên môn và văn hóa nghề.
Nguyễn Viết Lai, Nguyễn Xuân Nghĩa, Vũ Viết Thái, Phạm Ngọc Thanh, Nguyễn Công Tám đã thành lập ra các phường sản xuất đúc đồng riêng biệt với nhiều loại sản phẩm như:
+++ nồi đồng, mâm, ấm, chạu thau, thau lá, rút dây đồng làm hàng bạc và một số phường chuyên mua bán lẻ nguyên vật liệu để cung cấp cho các xưởng, các phường nguyên liệu và tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa đã làm ra.
Chính nhờ những sự tổ chức hoàn thiện của nhóm 5 tiến sĩ này, Làng nghề đúc đồng Đại Bái nên đã giúp cho làng nghề ngày càng được phát triển. Góp phần không nhỏ vào việc xây dựng và gìn giữ những nét đẹp của truyền thống văn hóa dân tọc ta.
Sau này, do nhu cầu và thị hiếu của khách hàng tăng lên, những cải tiến và nâng cao rõ rệt về mặt kỹ thuật đã làm cho những sản phẩm sáng tạo với những chi tiết tinh xảo, đẹp mắt được ra đời.
Làng Đại Bái tiếp tục phát huy sức lao động và sáng tạo của mình, kết hợp với sự cải tiến về kỹ thuật cũng như trang bị máy móc hiện đại để có thể vươn xa hơn, tiến tới những thị trường xuất khẩu sang các nước trên thế giới.
Làng nghề đúc đồng truyền thống tại Bắc Ninh đã trải qua những thăng trầm và biến cố trong lịch sử để đến ngày hôm nay, làng nghề vẫn giữ gìn được nét văn hóa và giá trị lịch sử, truyền thống do cha ông để lại.
Chúng tôi luôn luôn chắc chắn rằng, với những đôi tay tài hoa và công cùng khéo léo, cộng với sự sáng tạo của những nghệ nhân có sự trợ giúp của những máy móc kỹ thuận hiện đại, các sản phẩm đồ đồng đại bái được làm ra tại đây sẽ tiếp tục vươn xa hơn tại các thị trường lớn trong nước và Quốc tế.
Làng nghề đúc đồng Đại Bái là một trong những nơi gìn giữ nét đẹp văn hóa của người Việt Nam chúng ta, với những sản phẩm thủ công mỹ nghệ cao cấp.
Bình luận trên Facebook