Thần tích về Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ , chia sẻ kinh nghiệm đi dâng lễ 

Năm mới sắp đến và bạn đang có dự định cùng gia đình mình đi lễ Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ để cầu may mắn. Tuy nhiên bạn chưa có nhiều kinh nghiệm đi lễ Mẫu nên còn đang phân vân, cũng như muốn tìm hiểu thêm về vị thánh Mẫu xin mời tham khảo những thông tin dưới đây.

Sự tích về Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ là ai?

+ Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ là một trong tam tòa Thánh Mẫu tối cao trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Mẫu là vị Thánh cai quản toàn bộ vùng sông nước và biển cả của nước Việt. Mẫu có thần thông hô mưa gọi gió, giúp cho mưa thuận gió hòa, cây cối tươi tốt, từ đó giúp cho mùa màng bội thu, con dân hạ giới đều được no đủ, sung túc.

+ Trong số các vị Thánh Mẫu, những sự tích về Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ đến nay vẫn còn được lưu truyền nhiều, kể cả trong dân gian và trong sử sách. Trong dân gian, các nguồn ý kiến cho rằng Mẫu Thoải Phủ là con gái út của Vua Cha Bát Hải Động Đình, sống dưới thời Hùng Vương. Khi lớn lên, bà được gả cho thần ốc trên núi là Kinh Xuyên.

Sau này, do hiểu lầm bà, Kính Xuyên đày bà vào rừng sâu. Tại đây, bà may mắn gặp được Liễu Nghị, được giúp đỡ và may mắn được trở về Thủy Cung. Sau khi biết chuyện, vua Cha Bát Hải Động Đình đã trừng trị Kinh Xuyên, và từ đó giao cho bà cai quản Thủy Cung. Nguồn ý kiến này cũng kể rằng, Mẫu Thoải Phủ từng hóa thân thành nhân vật Nguyễn Thị Châu dưới thời nhà Lê ở Nghệ An và được gọi là Mẫu Hàn Sơn.

+ Trong khi đó, theo một số tài liệu chính thống, như Kỳ Hồng Bàng thị, lịch triều hiến chương chí loại của Phan Huy Chú hay Lĩnh Nam chích quái đều cho rằng, Mẫu Thoải Phủ là mẹ của Lạc Long Quân, tức là vua Hùng Vương thứ nhất. Những tài liệu này có kể, xưa kia, ở phía Nam có nước Xích Quỷ do Kinh Dương Vương trị vì.

Kinh Dương Vương có tài bơi lội rất giỏi, có thể đi dưới Thoải Phủ. Sau này, Kinh Dương Vương gặp được con gái của Long Vương Động Đình tên là Thần Long và kết duyên cùng với bà rồi sinh ra Lạc Long Quân. Về sau người ta gọi bà Thần Long là Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ.

+ Trong các sự tích dân gian và câu chuyện lịch sử, Mẫu Thoải Phủ nhiều lần xuất hiện cứu dân cứu nước. Trong số các thần tích này, có 4 thần tích thường được người đời sau nhắc tới nhiều nhất, bao gồm :

Thần tích Mẫu Thoải Phủ giúp vua Lý Thái Tổ đắp đê 

Thần tích này được kể lại rằng, khi vua Lý Thái Tổ rời đô ra Thăng Long, ông cho đắp đê ven sông Hồng nhưng đê thường xuyên bị vỡ và lũ lụt vẫn xảy ra liên miên. Trước tình cảnh ấy, Mẫu Thoải Phủ đã phái thủy thần và các tướng lĩnh dưới trướng Bà hiển linh giúp vua đắp đê. Ngày nay, câu chuyện này vẫn còn được ghi lại tại nhiều làng như Quảng Bá, Tây Hồ, Yên Phụ,…

Thần tích Mẫu Thoải Phủ hiển linh giúp Hưng Đạo Đại Vương 

Chuyện kể rằng, khi xưa Hưng Đạo Vương cầm quân chống lại giặc Mông Nguyên xâm lược. Khi đại quân của ông hành quân qua vùng sông Xâm Miện có dừng lại cắm trại nghỉ chân.

Đêm đến, Hưng Đạo Vương có nằm mộng thấy một vị tiên nữ áo trắng hiện về, tư xưng là Ngọc Dung công chúa, là con của Long Vương. Bà khuyên Hưng Đạo Vương đem quân giao chiến chính diện với quân giặc, bà sẽ sai thủy thần và quân tôm tướng cá nên giúp ông đánh giặc.

Ngày hôm sau, Hưng Đạo Vương đem quân ra giao chiến với địch, quả nhiên trời nổi giông bão, sóng to gió lớn nhấn chìm nhiều thuyền bè của địch, qua đó giúp đại quân của Hưng Đạo Vương giành thắng lợi vang dội.

Thần tích Mẫu Thoải Phủ giúp vua Lê Thánh Tông 

Truyện kể rằng, khi xưa vua Lê Thánh Tông đem quân đi đánh giặc Chiêm Thành có đi qua sông Lèn, thuộc vùng đất Thanh Hóa ngày nay. Khi vượt sông, sóng to gió lớn nổi lên khiến quân đội của nhà vua không thể qua sông.

Nhà vua lập đàn cầu khấn thần linh giúp đỡ và Mẫu Thoải Phủ đã hiển linh, cử nữ tướng dưới trướng của bà đến khúc sông mà nhà vua đang đóng quân, ngăn cơn sóng dữ, giúp quân đội Đại Việt vượt sông dễ dàng.

Về sau, nhà vua chiến thắng trở về, có ghé lại chốn cũ cảm tạ Mẫu và kính cẩn gọi Mẫu là Thủy Phủ Thần Nữ.

Thần tích Mẫu Thoải Phủ giúp Lê Thần Tông 

Truyện kể rằng, đời vua Lê Thần Tông, vùng ven sông Hồng thường xuyên xảy ra ngập lụt liên miên, có khi cả thủy quái xuất hiện trong cơn nước lũ. Vùng đất Yên Phụ vì thế mà thường xuyên không được yên ổn, dân chúng không thể an tâm làm ăn.

Trước tình cảnh đó, nhà vua đã phải đích thân lập đàn khẩn cầu các vị thần linh giúp đỡ. Theo lời khẩn cầu của nhà vua, Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ đã hiển linh tiêu diệt thủy quái, ngăn trận đại hồng thủy đó để dân chúng trong vùng có thể trở lại yên ổn làm ăn.

Hướng dẫn Dâng lễ Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ 

Khi dâng lễ Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ, du khách cần chú ý:

Nên dâng lễ vào ngày Rằm, mồng Một đầu tháng hoặc những ngày đầu năm mới. Đặc biệt, nên chọn ngày tiệc Mẫu Đệ Tam, mùng 10/6 âm lịch để dâng lễ. Đây là ngày Mẫu thường ngự đồng hiển linh.

Chuẩn bị lễ vật dâng lên Mẫu không cần quá cầu kỳ nhưng cũng không nên qua loa đại khái. Một mâm lễ dâng lên mẫu cần có đầy đủ những vật phẩm sau:

  • Hoa và quả tươi.
  • Trầu cau.
  • Xôi gà hoặc xôi thịt và rượu trắng.
  • Tiền vàng và cánh sớ.
  • Một đĩa oản.
  • Bài văn khấn dâng lễ Mẫu.

Du khách cần lưu ý, khi chuẩn bị lễ vật dâng Mẫu, cần phải chọn đồ ăn thức uống tươi ngon, chưa qua sử dụng. Nếu đồ đã ôi thiu không còn tươi ngon, tuyệt đối không được sử dụng.

Ngoài ra, du khách đi lễ đền Mẫu Đệ Tam cần chú ý phải thật thành tâm, thành kính, chỉ nên cầu khấn những điều thực tế, không được cầu khấn những điều huyễn hoặc, viển vông và cũng không được cầu những điều trái với luân thường đạo lý. Du khách cũng nên chú ý tới cách ăn mặc, cử chỉ hành động khi dâng lễ.

Vị trí Đền Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ ở đâu?

Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ là một vị Thánh Mẫu linh thiêng, Mẫu hiển linh ở nhiều nơi, nên đền thờ Mẫu xuất hiện ở nhiều địa phương trong cả nước. Hiện nay, một số đền thờ Mẫu Đệ Tam nổi tiếng, được nhiều người biết đến là:

  1. Đền Mẫu Thoải, tọa lạc tại phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội.
  2. Đền thờ Bà Áo Trắng, tọa lạc tại xã Hợp Minh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Đền cách Hà Nội khoảng 250km về phía Tây Bắc. Từ Hà Nội, du khách có thể di chuyển tới đây thông qua tuyến cao tốc Hà Nội – Lào Cai, thời gian di chuyển bằng ôtô là khoảng 3,5 giờ.
  3. Đền Mẫu Thoải Lạng Sơn, tọa lạc tại phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn. Đền cách Hà Nội khoảng 150km về phía Đông Bắc. Du khách từ Hà Nội có thể di chuyển tới đây thông qua tuyến cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn với thời gian di chuyển là khoảng 3h đồng hồ.
  4. Đền Cái Lân, tọa lạc tại phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh. Đền cách Hà Nội khoảng 250km về phía Đông. Du khách có thể di chuyển tới đây bằng ôtô thông qua quốc lộ 18 hoặc đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long. Thời gian di chuyển khoảng từ 2,5 đến 3h tùy từng tuyến đường.

LỜI KẾT: Trên đây là những thông tin mà Sieuthidodong muốn chia sẻ với quý vị về Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ , cũng như một số kinh nghiệm dành cho những người mới đi lễ Mẫu lần đầu, mong rằng sẽ mang tới cho quý vị và các bạn những thông tin hữu ích.

 

Bình luận trên Facebook