566 lượt xem
Một yếu tố vô cùng quan trọng trong mỗi một gia đình Việt từ xưa cho đến nay chính là Bàn Thờ Gia Tiên. Việc sử dụng bàn thờ trong đời sống hàng ngày đã trở thành một phần không thể thiếu được trong văn hóa tâm linh của toàn dân tộc.
Chính vì vậy, với bài viết này, chúng tôi xin được chia sẻ cho các bạn về những sản phẩm được bày biện trên bàn thờ, cũng như cách bài trí Bàn Thờ Gia Tiên đúng chuẩn nhất.
+ Những người đã khuất trong gia đình được tưởng nhớ, thờ cúng trên Bàn Thờ Tổ tiên. Hình tượng và niềm tin về một thế giới thu nhỏ, thế giới bên kia – Nơi có thể khấn cầu và thờ cúng những người đã về nơi chín suối để phù hộ cho toàn thể gia đình những may mắn, tài lộc, sức khỏe, công danh trong tương lai.
Chính bởi những ý nghĩa này nên khi nhắc đến Bàn Thờ Gia Tiên với một vai trò vô cùng quan trọng.
+ Trong tâm linh và Phong thủy hiện đại, việc coi trọng việc sắp xếp, bài trí Bàn Thờ được quan tâm hàng đầu. Đặt đúng vị trí, hợp với phong thủy căn nhà, vận mệnh của gia chủ chính là sự thể hiện hoàn hảo cho lòng thành kính, tưởng nhớ và thành tâm của gia chủ.
Ngoài ra, từng vật dụng, dụng cụ, khí cụ trên Bàn Thờ cũng thể hiện từng ý nghĩa, giá trị về cả vật chất lẫn tinh thần, tâm linh, phong thủy.
Trải qua nhiều năm phát triển về mọi mặt, Việt Nam là nước có đến hơn nửa theo đạo Phật nên nền văn hóa truyền thống, tâm linh được thể hiện qua công việc thờ cúng cũng từ đó đi từ những thứ cổ xưa nhất, dần phát triển và cho đến ngày nay.
Và để trả lời cho câu hỏi Bàn Thờ Gia Tiên Gồm những gì, chúng tôi xin liệt kê toàn bộ những sản phẩm không thể thiếu được trên Bàn Thờ, cùng với cách bài trí cũng như vị trí đặt những khí cụ, sản phẩm đó như sau:
+ Được coi là sản phẩm quan trọng nhất trên Bàn Thờ Gia Tiên. Chính vì vậy, lựa chọn loại bát hương cũng như vị trí đặt được xem xét vô cùng tỷ mỉ, đi kèm những công đoạn chuẩn bị, xem phong thủy, bản mệnh của gia chủ.
Chúng tôi xin gợi ý rằng, bạn nên sử dụng Bát hương bằng đồng thay vì những loại bát hương không rõ nguồn gốc được bày bán hiện nay. Đồ đồng cũng là những vật phẩm rất phù hợp để thờ cúng.
+ Thêm vào đó, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia Phong thủy để quyết định nên đặt 1 – 3 – 7 – 12 (Thông thường là 3 trong đó 1 bát thờ Phật, 1 thờ Thần và 1 thờ tổ tiên và những người đã khuất) bát hương trên bàn thờ.
+ Sử dụng tro đốt từ rơm đã được làm sạch và phủ đầy trong lòng của bát hương. Cốt bát hương sẽ để 1 túi giấy nhỏ ghi tên tuổi, năm mất, nơi mất của những người đã khuất trong gia đình, đi kèm những câu thần chú và chỉ ngũ sắc đã được khấn và xin bởi Thầy cúng hay thầy phong thủy.
+ Vị trí đặt bát hương đồng cần phải ở chính giữa của bàn thờ, hướng ra ngoài cửa chính, đằng sau là tượng và di ảnh, đằng trước là bộ chén nước.
Sử dụng Bát Hương với mong muốn cầu khấn Thần Phật, tổ tiên về một tương lai bình an, thư thái, thu được nhiều công danh, tài lộc, sức khỏe, tránh được các tai ương và họa, nghiệp trên đời.
Trong danh sách những món đồ thờ trên Bàn Thờ Gia Tiên, chúng ta không thể không nhắc đến Ngai thờ. Là một sản phẩm được làm ra để tưởng nhớ những người đã khuất.
Được làm bằng đồng với những họa tiết chạm chổ tinh xảo sau đó sơn son thiếc vàng để làm nổi bật và giữ cho ngai có độ bóng đẹp theo thời gian.
Về vị trí trưng bày: thì Ngai thờ được đặt ở trong cùng Bàn Thờ Tổ tiên và đằng sau của bát hương. Thường thì có bao nhiêu bát hương thì sẽ có bấy nhiêu ngai thờ và ngai nằm giữa sẽ to nhất.
với họa tiết được trang trí với nhiều những bức tranh về Rồng, Phượng, Cá Chép, được đặt ở hai bên để cắm hoa tươi vào bên trái và cắm cây phát lộc hoặc những loài cây khác.
Cách bài trí Bàn Thờ Gia Tiên khi nhắc đến những sản phẩm có cặp thường sẽ được đặt ở vị trí đối xứng nhau trên bàn thờ. Lộc Bình sẽ được đặt lùi vào trong một chút với bát hương và ở vị trí hai bên rìa của bàn thờ.
Với 3 cái được đặt đằng trước của bát hương. Mâm bồng ở giữa sẽ to nhất đựng ngũ quả (tùy vùng miền mà những loại quả trên mâm có thể khác nhau.); Hai bên sẽ có mâm bồng nhỏ hơn, một để đựng bánh kẹo, một để đựng tiền vàng.
Sản phẩm đi kèm khi bạn đặt mua Ngai thờ và được để ngay đằng trước của Mâm Bồng. Thường sẽ có 3 hoặc 7 chén đựng nước sạch hoặc rượu (nhưng chủ yếu vẫn là 3).
Trang trí bằng những họa tiết cùng hoa văn cuốn hút để thể hiện cho sự cao sang, vĩnh cửu, phú quý cùng những tri thức của con người từ truyền thống cho đến hiện đại. Chén thờ cùng với bộ Kỳ ngai mang lại điểm lành cho con người, cùng với đó là sự sống bất tử, hạnh phúc.
Tùy thuộc vào mỗi gia đình mà khi lập Bàn Thờ Gia Tiên tại nhà đặt Di ảnh (nếu có người thân bố mẹ, ông bà đã khuất) ngay tại chính bàn thờ (đằng sau ngai thờ) hoặc treo trên tường.
Có thể sử dụng ảnh chụp đóng khung hoặc đúc tượng bằng đồng cũng được. Chú ý một chút về vị trí của Di ảnh thờ sẽ thằng và tương ứng với Ngai thờ, cũng như bát hương.
Đây là những món đồ thờ cúng quan trọng thể hiện những ý nghĩa về mong muốn gia tiên phù hộ cho toàn thể những thành viên trong gia đình được sum họp và đầm ấm bên nhau.
Đèn dầu và Chân nến (dùng để cắm nến thắp) sẽ có 2 chiếc được đặt đối xứng ở hai bên. Khi châm hương sẽ dùng lửa của Đèn dầu hoặc Chân nến để châm.
Đặc biệt những gia đình theo Đạo Phật thì việc xuất hiện của hai đồ vật này trên Bàn Thờ Gia Tiên là điều chắc chắn bởi những ngọn lửa sẽ tượng trưng cho những ánh hào quang, trí tuệ và đường lành của con người.
Theo phong thủy, Chóe bầy tượng trưng cho sự giàu có với những biểu tượng của Hũ vàng, bạc hay gạo. Mong ước về một tương lai giàu có, sang trọng, phú quý sẽ thể hiện ở việc bạn đặt Chóe bầy lên Bàn Thờ Gia Tiên ở vị trí bên cạnh của Mâm Bồng hoặc sau một chút vào hai bên của bàn thờ.
Là 1 loại vàng mã, có tổng cộng 5 màu được đặt trên bàn thờ, các gia đình Việt thường dùng các màu xanh, màu đỏ là phổ biến nhất. Thông thường cây vàng khối sẽ được đặt tại vị trí bên trái bát hương cao hơn bên phải.
Là món đồ thờ nên có để thể hiện lòng thành kính, 1 bộ đài thờ sẽ gồm có 3 đài hoặc 5 đài nhỏ, có nắp để dễ dàng cầm.
Các chén thờ được dùng để chứa muối, rượu, gạo, nước,… tùy theo tín ngưỡng thờ của mỗi vùng miền.
Về vị trí đặt: bộ đài thờ, khay chén sẽ được đặt phía trước bát hương, thông thường người Việt Nam chúng ta vẫn thừng sử dụng bộ khay chén bằng đồng.
+ Không chỉ là món đồ trưng bày trên bàn thờ thông thường, ông đựng nhang còn đem đến phúc khí và may mắn cho ngôi nhà. Phong tục thắp hương cũng là thể hiện tấm lòng thành kính, và mang lời khấn vái của con cháu tới ông bà tổ tiên.
Vị trí ống nhang thường được đặt bên tả và bên hữu của bàn thờ, 1 vị trí sao cho gia chủ có thể thuận tiện, dễ dàng lấy nhang nhất. Ống Hương Đồng cũng có nhiều kích thước, hoa văn họa tiết khác nhau nên quý vị có thể lựa chọn phù hợp nhất với không gian nhà mình.
*** Ngoài những đồ vật đã được liệt kê ở trên, chúng ta còn phải có: Đèn thờ (Có thể thay cho nến vì đèn điện có thể thắp sáng suốt ngày); Một số Bàn Thờ Gia Tiên còn sử dụng Đỉnh Hạc Chân Hồng; Bộ bát đũa thờ,…
Dựa vào những đặc điểm về Bàn Thờ Gia Tiên Gồm những gì cùng với những cách trưng bày, cách đặt đồ thờ như Sieuthidodong.vn vừa chia sẻ ở trên, khi thực hiện lập Bàn Thờ Gia Tiên, bạn cũng cần phải lưu ý những điều sau:
+ Áp dụng đúng quy tắc về Ngũ Hành để bài trí Bàn Thờ có đầy đủ 5 yếu tố Kim –Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Kim (Giá nến, Đỉnh Đồng, và những đồ vật bằng đồng); Mộc (Bàn thờ, Ngai thờ, Di ảnh; bài vị…); Thủy (Chén nước thờ, chén rượu thờ); Hỏa (Đèn dầu, nến, hương); Thổ (Bát hương)
+ Có một số những đồ vật tuyệt đối không được đặt trên Bàn thờ đó chính là: Hoa giả, quả giả. Đây có thể bạn sẽ nghĩ rằng sử dụng Hoa quả giả để tiết kiệm hơn nhưng nếu theo đúng phong thủy, tâm linh, đại kị này chính là việc không thể hiện được lòng thành kính của mình đối với Thần, Phật và ông bà, tổ tiên. Nếu sử dụng lâu ngày sẽ gây lục đục trong gia đình, cãi cọ, xui xẻo.
Ngoài ra theo đúng như thuyết Phong thủy, bạn cũng không nên đặt những đồ lộc được xin ở đình chùa miếu lên Bàn Thờ Gia Tiên vì không biết rõ được nguồn gốc cũng như những ý nghĩa của những đồ vật đó.
+ Lưu ý trong hướng dẫn trưng bày Bàn Thờ Gia Tiên rằng tuyệt đối không sử dụng cát để đựng vào bát hương mà chỉ sử dụng tro rơm đã sạch để đặt. Nếu sử dụng cát sẽ khiến cho gia đình lục đục, gặp những điều không may mắn.
+ Không đặt Bàn Thờ gần với Nhà vệ sinh, bếp, nhà tắm, lối đi lại vì đây là những vị trí ô uế trong nhà. Bàn thờ là nơi thanh tịnh sạch sẽ thì mới tượng trưng và biểu hiện cho chính lòng thành kính của gia chủ.
+ Nếu những gia đình có điều kiện, nên sử dụng một phòng riêng để đặt bàn thờ và sẽ là phòng cao nhất. Trường hợp còn lại sẽ đặt Bàn Thờ vào gian chính giữa của ngôi nhà. Sử dụng Áng Gian hoặc bàn thờ treo trên tường (Treo ở nơi cao nhất trong nhà).
+ Sau khi đã cố định vị trí của Bàn Thờ Gia Tiên, tuyệt đối không di chuyển đi nơi khác, cũng như không hạ thấp độ cao của bàn thờ. Trường hợp sửa nhà, thực hiện thủ tục để hạ bàn thờ và di chuyển đến chỗ khác, và sau khi xong, đặt đúng bàn thờ vào vị trí cũ hoặc cao hơn chứ tuyệt đối không thấp hơn.
+ Đặt bàn thờ nơi trang nghiêm, sạch sẽ và thành kính nhất, và luôn đảm bảo bàn thờ cùng các đồ vật được bài trí bên trên Bàn thờ phải sạch sẽ.
+ Ngoài những món đồ thờ được liệt kê trên phần Bàn Thờ Gia Tiên Gồm những gì phía trên, bạn có thể đặt thêm cây xanh bên cạnh để tăng thêm sinh khí. Nên sử dụng những cây phong thủy như: Phát lộc, Kim tiền để có được những hiệu quả tốt nhất.
LỜI KẾT: Trên đây là những tổng hợp của Sieuthidodong về những đồ vật không thể thiếu được trên Bàn Thờ cũng như những Cách bài trí Bàn Thờ Gia Tiên chi tiết nhất.
Thông qua bài viết này, Sieuthidodong.vn – Hệ thống cửa hàng bán đồ đồng uy tín giá rẻ hi vọng rằng bạn sẽ có thêm được những kiến thức bổ ích để áp dụng cho đúng vào hoàn cảnh và điều kiện của bản thân và gia đình mình để lập được một Bàn Thờ Tổ tiên đúng, đủ nhất. Chúc các bạn thành công!
Bình luận trên Facebook