1667 lượt xem
Đã bao giờ bạn đi chọn một món quà bằng đồng mà phân vân không biết chọn đồ làm bằng đồng đỏ hay đồng thau chưa? Tôi thì đã từng đi mua một món đồ đồng rồi lại trở về tay không chỉ vì gặp phải thắc mắc đó. Vậy đồng thau và đồng đỏ có gì khắc nhau? Đây là vấn đề thắc mắc của phần lớn khách hàng đam mê đồ đồng. Và Sieuthidodong sẽ giải đáp giúp quý vị 1 cách đầy đủ nhất sự khác nhau giữa 2 kim loại này nhé.
Hiểu một cách nôm na đồng đỏ là đồng nguyên chất tức là trong nó chỉ có nguyên kim loại đồng (Cu) mà không bị pha trộn với bất kì một chất nào khác.
Còn đồng thau là hợp chất của kim loại đồng và kim loại kẽm. Tùy vào mục đích sử dụng khác nhau mà người ta sẽ pha trộn một lượng kẽm khác nhau vào trong đồng đỏ, qua đó tạo ra đồng thau có màu sắc và tính chất khác nhau.
+ Bằng mắt thường chúng ta có thể thấy đồng đỏ sẽ có màu ánh đỏ đặc trưng của kim loại đồng. Màu đỏ này nhìn rất bắt mắt và có tính thẩm mỹ rất cao. Đặc biệt nếu dùng đồng đỏ này để đúc các vật phẩm trang trí thì nhìn sẽ rất sang trọng và lịch sự.
+ Còn đồng thau thường có màu vàng óng. Nhiều lúc chúng ta còn dễ bị lầm tưởng những khối đồng thau là vàng. Vì thế mà chúng còn có tên khác là đồng vàng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tỉ lệ của nguyên tố kẽm trong hợp chất mà đồng thau sẽ có màu sắc đa dạng khác nhau: khi hàm lượng kẽm thấp khoảng dưới 20% thì đồng thau sẽ có màu đỏ gần giống đồng nguyên chất.
Màu đỏ này sẽ có phần nhạt hơn và kém tươi hơn màu đỏ của đồng nguyên chất do màu trắng bạc của kẽm trong nó đã làm giảm bớt đi phần nào màu đỏ của đồng. Nếu tăng hàm lượng kẽm lên khoảng 25% đến 30% thì ta sẽ được một khối đồng thau có màu vàng nâu. Khi tăng hàm lượng kẽm lên 45% thì đồng thau sẽ có màu vàng và nhạt hơn đôi chút so với màu của kim loại vàng. Trường hợp cuối cùng khi tăng lượng kẽm lên 60% thì đồng thau sẽ có màu giống với bạch kim.
Do có thành phần hóa học khác nhau nên 2 loại đồng này có một số tính chất đặc trưng khác nhau:
Đồng đỏ mềm, dẻo và dai. Người ta có thể kéo đồng đỏ thành những sợi dài và mảnh hay cũng có thể dát mỏng ra thành những lá đồng. Nếu bạn để ý có thể thấy những bức tranh đồng thường được làm bằng đồng đỏ vì chúng rất dễ dát mỏng và cắt gọt tạo hình.
Đồng thau thì cứng hơn đồng đỏ và tùy vào hàm lượng kẽm trong nó thì tính chất này cũng thay đổi. Càng tăng tỉ lệ kẽm thì độ cứng của đồng thau càng tăng.
Xét về tính dẫn điện và dẫn nhiệt thì đồng đỏ dẫn điện và nhiệt tốt hơn đồng thau.
Nếu xét về giá trị thì đồng đỏ là một kim loại khá quý và có giá trị khá cao. Đồng thau thì rẻ hơn và phổ biến hơn. Do đó chúng cũng được dùng trong các mục đích khác nhau.
Chẳng hạn như khi bạn muốn tạo ra một bức tượng có giá trị, lịch sự và quý phái thì ta nên dùng đồng đỏ còn khi mà bạn muốn sở hữu một bức tượng vừa đẹp mà giá cả lại phải chăng thì ta nên chọn đồ làm từ đồng thau.
Tuy nhiên theo cảm nhận của bản thân, xét về thẩm mỹ thì tượng đồng đỏ sẽ đẹp hơn vì bức tượng đồng thau có vẻ giống bức tượng vàng nhưng chúng có vẻ kém tươi hơn.
Ngoài ra, thường thì đồng đỏ được sử dụng làm vật liệu dẫn điện, dẫn nhiệt như dây điện, ống đồng trong hệ thống làm lạnh của điều hòa, tủ lạnh…
Còn đồng thau, do chúng khá cứng nên thường được sử dụng trong các chi tiết máy như bánh răng, vòng bi hay làm vỏ đạn,…
Trong lĩnh vực nghệ thuật, đồng đỏ thường được sử dụng để dát mỏng làm thành những bức tranh quý hay đúc ra những bức tượng có giá trị cao để trưng bày trong nhà. Còn đồng thau do cứng hơn và hầu như ít bị xỉn màu nên thường được dùng để đúc ra những bức tượng đặt ở nơi có độ oxi hóa cao hay ngoài trời chịu nắng chịu mưa.
Ngoài ra, có một số công dụng của đồng đỏ mà đồng thau (đồng vàng) không có như làm vòng đeo tay làm giảm bớt sự đau nhức cho các bệnh nhân thấp khớp hay sử dụng làm chất kháng khuẩn.
LỜI KẾT: Trên đây là một số chia sẻ về sự khác biệt của đồng đỏ và đồng thau. Hy vọng nó sẽ có đôi chút hữu ích với các bạn để có thể chọn được đồ đồng chất lượng, ưng ý và phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Bình luận trên Facebook