744 lượt xem
Là một người con đất Việt, mấy ai không biết đến phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam. Đó là những phong tục truyền thống tốt đẹp có tư hàng ngàn đời nay của đất nước. Nó tồn tại song song cùng những thăng trầm lịch sử, đưa con người tới những giá trị tốt đẹp. Hãy cùng khám phá nét đẹp văn hóa trong phong tục truyền thống tại Việt Nam qua bài viết dưới đây.
“Phong” là nề nếp, lối sống đã được lan truyền rộng rãi còn “Tục” nghĩa là thói quen lâu đời. Vậy phong tục Việt Nam ý chỉ tới những nếp sống lâu đời của người Việt.
Phong tục tập quán là những thói quen đã ổn định được truyền từ đời này qua đời khác, nó quy định hành vi ứng xử của cá nhân, của cộng đồng người và của xã hội.
Phong tục tập quán có tính ổn định, bền vững. Do là những thói quen đã lâu đời nên nó đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi con người trong cộng đồng người đó khó mà xóa bỏ được.
Có thể dẫn ví dụ về những tranh cãi trong việc nên ăn tết dương lịch hay âm lịch xuất hiện gần đây. Với tư cách là một con dân người Việt, chúng ta chỉ trích mạnh mẽ ý kiến bỏ tết cổ truyền dân tộc và việc bỏ đi cái tết cổ truyền có lẽ là điều không thể vì nó đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam như một phần tất yếu của cuộc sống
Phong tục tập quán hướng dẫn hành vi giao tiếp, ứng xử của con người trong một cộng đồng người.
Phong tục tập quán là công cụ để giáo dục nhận thức của thế hệ sau, hướng thế hệ sau tới những điều mà thế hệ đi trước cho là đúng đắn. Nó cũng là công cụ để người với người trong cộng đồng người hướng lại gần nhau hơn.
Phong tục tập quán tiêu chuẩn đo lường cho những giá trị đạo đức của xã hội. Nó còn là công cụ để lưu giữ lại những nét văn hóa độc đáo của dân tộc.
Có phong tục tập quán tốt đã trở thành những nét đẹp trong bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc nhưng cũng có những phong tục tập quán xấu làm kìm hãm sự phát triển của xã hội, kéo thụt lùi sự phát triển của xã hội đó. Những phong tục tập quán xấu này được gọi là hủ tục. Vậy thế nào là hủ tục?
Hủ tục là những tập tục lạc hậu đã lỗi thời không còn phù hợp với các chuẩn mực của xã hội hiện tại. Hủ tục tồn tại lâu dài thậm chí còn kìm hãm sự phát triển của cả một xã hội, một nền văn minh.
Ở nước ta, hủ tục thường gắn liền với màu sắc mê tín dị đoan. Hủ tục tồn tại nhiều ở cộng đồng những dân tộc thiểu số do trình độ dân trí còn thấp.
Một số hủ tục còn tồn tại thậm chí trở thành chuẩn mực của xã hội đó. Ví dụ như tục cúng ma để chữa bệnh của đồng bào một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Thậm chí thầy cúng còn trở thành người đức cao vọng trọng trong cộng đồng người đó, có quyền lực lớn nắm giữ thậm chí là sinh tử của cá thể trong cộng đồng đó.
Trong xã hội hiện đại, hủ tục là một vật cản lớn với sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Nó cần được xóa bỏ với sự chung tay góp sức của cả cộng đồng.
Trở lại với phong tục truyền thống tốt đẹp, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về những phong tục tập quán trong xã hội Việt Nam:
Văn hóa tại đất nước Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Với mỗi một vùng miền khác nhau lại có những phong tục khác nhau.
Theo phong tục của người Việt Nam, ngày 23 tháng chạp là ngày ông công ông táo lên chầu trời, báo cáo công việc hạ giới trong năm vừa qua, vì thế, trong ngày này, người Việt có tục cúng cá chép để làm phương tiện cho ông công ông táo lên chầu Ngọc Hoàng .
Phong tục gói bánh chưng: bánh chưng là một món ăn không thể thiếu trong mỗi gia đình người Việt mỗi độ tết đến xuân về. Đây là một nét đẹp hiếm có ở nơi nào khác trong phong tục tập quán Việt Nam. Thường thì vào khoảng những ngày 27, 28 tết, con cả gia đình lại quây quần bên nhau gói bánh chưng xanh. Đây cũng là thời điểm mà những người con xa xứ của đất Việt hành hương về quê ăn tết.
Phong tục chơi hoa ngày tết: trong tiềm thức mỗi con người đất Việt, tết trở về bằng màu hồng thắm của hoa đào và màu vàng rực rỡ của những cành mai. Tết của người Việt chỉ thật sự đến khi những cành đào, cành mai được cắt về cắm trong nhà và trên bàn thờ ông bà tổ tiên.
Nét đẹp trong phong tục tập quán Việt Nam còn thể hiện ở phong bao lì xì đầu xuân và những lời chúc tốt đẹp dành cho nhau ngày đầu năm mới. Đây là dịp để người ta tạm gác lại công việc bận rộn, tìm đến nhau và dành cho nhau những lời chúc về một năm mới vạn sự thành công
Đây là dịp dành riêng để con cháu tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên. Theo phong tục Việt Nam, trong ngày này, cả họ sẽ tập trung đi tảo mộ, sửa sang lại phần mộ cho ông bà tổ tiên. Họ dọn sạch cỏ dại, quét tước xung quanh và tiến hành đắp lại mộ phần như lời tri ân sâu sắc của con cháu nhớ tới những người đã khuất.
Khi tiết trời sang thu dịu mát, mùa màng bội thu, người ta lại tất bật chuẩn bị cho một cái tết trung thu sum vầy. Vào dịp này, theo phong tục Việt Nam, vào đêm rằm trung thu, người ta sẽ tiến hành rước đèn để đón chị Hằng xuống chơi cùng lũ trẻ.
Đối với người lớn, trung thu còn là tết của đoàn viên. Họ sum vầy bên nhau, cùng nhau thả đèn Khổng Minh để cầu cho nhau những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống .
Trong phong tục tập quán Việt Nam có một nét đẹp nữa mà chúng ta không thể bỏ qua là phong tục thờ cúng tổ tiên. Đây là phong tục thể hiện sự biết ơn, lòng tri ân sâu sắc của com cháu tới ông bà tổ tiên đã khuất.
Theo phong tục Việt Nam, những ngày lễ tết, giỗ chạp hay mồng một ngày rằm, con cháu chúng ta lại quây quần bên nhau, cùng nhau làm ra những món ăn ngon nhất để dâng lên ông bà tổ tiên với lòng thành kính nhất.
LỜI KẾT: Đúc kết qua 4000 năm lịch sử, mỗi con dân nước Việt đã thấm nhuần những phong tục tập quán mà cha ông lưu truyền lại. Nó sẽ mãi được gìn giữ và phát huy như một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bài viết trên đây sẽ cho bạn cái nhìn sâu sắc về phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Bình luận trên Facebook