163 lượt xem
Bát Hương Đồng cùng với những loại khí cụ được sử dụng quen thuộc trong đời sống tâm linh và thờ cúng không chỉ của người dân Việt Nam, mà còn là những nơi theo truyền thống của Phật Giáo.
Những thông tin, kiến thức liên quan tới văn hóa thờ cúng vẫn luôn là những mối quan tâm hàng đầu của mỗi người dân. Trong bài viết này, Sieuthidodong sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc về ý nghĩa Bát hương cùng những lưu ý, cách trưng bày sao cho đúng.
+ Là một biểu tượng văn hóa tâm linh, Bát hương (hay còn gọi là bát nhang) đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nhận thức và thành kính với tổ tiên của mỗi con người. Không chỉ có giá trị về mặt tinh thần, hay giá trị vật chất thông thường mà còn được xem như là 1 biểu tượng văn hóa của người Việt Nam ta.
Chính điều này đã khiến cho Bát hương Đồng với muôn vàn ý nghĩa giá trị để có thể mang đến những cảm giác chân chính của lương tri và sự hướng thiện của chính bản thân những con người trong gia đình bạn.
+ Đảm bảo sự may mắn, tài lộc sẽ mang đến với những thành viên trong gia đình, với những Ý nghĩa tốt đẹp như vậy mà bát nhang dần được người dân biết đến như một khí cụ linh thiêng bất kì bàn thờ nào cũng phải có, từ những gia đình người dân bình thường nhất, cho đến những ngôi đền chùa lớn hiện nay.
Theo nhiều chuyên gia về phong thủy, Bát hương đều mang cả hai giá trị vật chất và tinh thần như một yếu tố cốt lõi mang đến những điều an lành nhất có thể.
+ Tùy vào mục đích cũng như trách nhiệm của những người chủ gia đình mà sẽ có những Ý nghĩa Bát hương khác nhau. Thông thường, thờ cúng sẽ có 3 cấp bậc:
+ Họa tiết Lưỡng long chầu nguyệt: rông là biểu tượng của quyền uy, các vị vua thời xưa cũng được ví như rồng vậy. Trên đồ thờ, rồng được khắc họa hình ảnh oai phong đang phun lửa vô cùng hoàn hảo.
+ Họa tiết hoa sen: sen là loài hoa mọc trong ao nhưng vẫn luôn rất đẹp và thuần khiết, mang ý nghĩa “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” đó chính là biểu tượng của sự thanh khiết rất phù hợp với việc tu hành trong phật giáo.
Hoa sen cũng mang tới sự bình an, hóa giải những hiềm khích, mâu thẫn trong gia đình để mang tới niềm vui cho cả nhà.
[XEM THÊM BÀI VIẾT] Ý nghĩa tượng Trần Hưng Đạo là gì?
Tùy theo phong tục tập quán của từng vùng miền, từng khu vực. Tuy nhiên cũng có những điểm chung và tổ tiên chúng ta truyền dậy cần được thống nhất là:
– Về chất liệu: Yêu cầu đầu tiên rất quan trọng đó là lựa chọn chất liệu của bát hương. Theo nguyên tắc, khi chọn bát hương sử dụng trong gia đình, bạn nên chọn chất liệu làm bằng sứ hoặc đồng.
Còn những chất liệu như đá, thì chỉ hợp với không gian thờ của đình chùa, miếu mạo nên tuyệt đối không nên sử dụng để thờ trong nhà.
– Về vị trí đặt: Cần đặt Bát hương thờ thần ở chính giữa, và nên nhớ kích thước sẽ phải to cao hơn 2 bát hương còn lại (1 bát thờ bà cô tổ và ông mãnh, còn 1 bát để thờ gia tiên)
– Cần phải nhớ đặt bát hương ở trước đỉnh đồng, và tại 1 vị trí dễ quan sát nhất của bàn thờ gia tiên, tại 1 nơi thuận tiện cho việc cắm hương hàng ngày là tốt nhất.
– Như sieuthidodong đã đề cập ở phía trên, chọn và đặt bát nhang tại vị trí hay bàn thờ nào dựa vào những mục đích, cũng như những cấp bậc khác nhau và kích thước của đồ thờ cúng bằng đồng khác
Cũng bởi vì vậy, công việc sau khi xác định đúng được những mục đích và cấp bậc thờ cúng trong gia đình là gì, bạn cần thực hiện những công tác chuẩn bị và tiến hành bốc bát hương.
Tùy thuộc vào mỗi vùng miền, khu vực, địa điểm là có cách bày đồ thờ cúng trên bàn thờ gia tiên khác nhau.
+ Miền Bắc: mâm ngũ quả được đặt ở trước bát hương, tại vị trí ở giữa 2 bên bàn thờ. Trong đó, mâm ngũ quả bao gồm có 5 loại quả là: Chuối, Bưởi, Hoa Đào, quả quất, Lựu.
+ Miền Trung: Các gia đình thường thì cũng sẽ đặt mâm ngũ quả ở trước, còn bát hương ở phía sau.
+ Miền Nam: đây cũng là khu vực cầu kỳ và cẩn thận nhất trong thờ cúng. Mâm ngũ quả bao gồm có: dứa, mãng cầu, đu đủ, dừa,… Và được đặt ở trước bát nhang.
+ Bước 1: Rửa Bát hương Đồng qua nước sạch có pha muối, rượu gừng hoặc pha thêm chút nước hoa, cánh hoa hồng để làm sạch, sau đó đen phơi khô hoặc xông trầm hương. Nước rửa đã dùng phải đổ trước sân cho khô hoặc xung quanh nhà. Tuyệt đối không đổ xuống cống.
+ Bước 2: Chuẩn bị tro: Tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia phong thủy trong việc chuẩn bị tro hợp với tuổi, mệnh và phong thủy căn nhà của bạn. Nhưng cũng cần đảm bảo cốt bát hương phải có Thất bảo đúng với ý nghĩa và yếu tố tâm linh trong phong thủy.
+ Bước 3: Bốc bát hương được thực hiện khi rửa tay sạch bằng rượu, nước gừng. Sau đó bốc từng nắm tro để đặt vào và tiến hành đếm theo số sinh như “sinh, lão, bệnh, tử”. Cố gắng đếm đến nắm tro cuối cùng là số “sinh” để được may mắn. Không nén hay ấn chặt tro mà nên lắc cho tro trải đều.
+ Bước 4: Quy trình đúng chuẩn kết thúc ở khâu đặt bát hương lên bàn thờ với hường nhìn từ trong gia ngoài, bát hương được đặt chính giữa ban thờ. Sau khi xác định chuẩn vị trí đặt, đặt bát hương và tuyệt đối không xê dịch sau này để tránh những điều không may.
Ngoài ra, cũng cần phải xem bốc bát hương vào tháng nào trong năm thì tốt nhất nhé, còn nếu như muốn thay hoặc bỏ bát hương cũ thì cũng nên nhờ thầy phong thủy chứ không nên tự ý tìm cách thay bát hương cũ.
+ Việc lựa chọn bát hương thờ cúng là rất quan trọng, sau mọi thủ tục khi đã đặt lên bàn thờ thì cần phải để nguyên không được có bất kỳ thay đổi nào vì thế mà nên chọn Bát Hương bằng Đồng bởi vì đồ đồng càng để lâu càng đẹp và sáng bóng.
Thời gian sử dung cũng lên tới vài trăm năm, nên có thể truyền từ đời cha ông sang cháu chắt.
+ Khi các gia đình muốn rút chân hương vào ngày 30 thì phải đảm bảo rằng người rút sẽ rửa tay sạch sẽ, rút que hương sẽ rút 1 cách từ từ hạn chế vãi tro.
Số que hương để lại nên là số lẻ, phần chân hương rút bớt có thể đốt hoặc thả trội sông.
+ KHÔNG ĐƯỢC dùng cát thay tro, vì đây là 1 điều cấm kỵ mang đến vận xui cho gia đình. Tro trong bát hương phải là tro sạch và nên nhờ các thầy phong thủy xem.
LỜI KẾT: Trên đây là những thông tin phong thủy khá đầy đủ liên quan tới Bát Hương Đồng được Sieuthidodong.vn tổng hợp hy vọng sẽ mang tới cho quý vị được những kiến thức cần thiết cho cuộc sống
Bình luận trên Facebook