Ý nghĩa Chuông đồng là gì và Những điều cần biết

Không thể thiếu được trong những lễ nghi Phật Giáo, Chuông đồng với sự hiện diện trong hầu hết đình, chùa, miếu, mạo trên khắp đất nước Việt Nam đã cho thấy được tầm quan trọng cũng như những ý nghĩa văn hóa đặc sắc, truyền thống dân tộc và tâm linh tín ngưỡng.

Chuông cũng được chia thành nhiều loại, và có nhiều kích thước to nhỏ, với mỗi loại đều mang 1 ý nghĩa khác nhau. Và trong bài viết dưới đây sieuthidodong.vn sẽ mang đến cho quý vị những thông tin cần biết về vật này nhé!

Chuông đồng là gì và ý nghĩa của nó

Chuông đồng là gì?

+ Trong Phật giáo, Chuông bằng đồng chính là một pháp khí trấn thủ, mang đến cho con người sự yên tâm và may mắn.

Cùng với những tài liệu ghi chép rõ ràng về nguồn gốc, mục đích sử dụng hay những niên đại phát triển thịnh vượng của chuông  thì đây chính là một vật khai mở trí tuệ co các hành giả bước trên con đường tu thân, giác ngộ những điều kinh thiên vạn lý.

+  Trong lịch sử thì như vậy, cho đến ngày nay, không chỉ là một vật được đặt trong các ngôi đền chùa, miếu mạo của Việt Nam, Chuông đồng đã được sử dụng như những nhạc cụ phát ra những âm thanh đơn giản nhưng cũng mang rất nhiều những ý nghĩa tượng trưng.

Được làm bằng kim loại, nhưng chủ yếu sử dụng đồng là chính. Nếu kém các tạp chất thì kim loại đồng có trong chuông cũng chiếm đến 97% toàn bộ thành phần. Chuông đồng được đúc theo hình tháp, chén rỗng, là một sản phẩm trang trí, báo hiệu và trở thành biểu tượng cho nền văn minh Phật Giáo hiện nay.

Thêm vào đó, Chúng ta còn phải kể đến những kích thước và sức nặng của chuông. Tùy vào yêu cầu thiết kế cũng như quy mô của những ngôi chùa đặt nó mà chuông được sản xuất theo kích thước và khối lượng khác nhau.

Tuy nhiên khi nhắc đến chuông đồng, chúng ta vẫn thường hình dung nhanh đến những quả chuông nặng hàng tấn và với những kích thước khổng lồ. Cũng chính dựa vào kích thước và hình dạng của chuông và tiếng chuông khi đánh sẽ khác nhau.

Ý nghĩa của Chuông đồng là gì?

+ Xua đuổi tà ma hay triệu tập các vị thần để ban phước lành cho họ. Chuông đồng được coi là biểu tượng của sự sáng tạo.

+ Là biểu tượng và sự đặc trưng cho trí tuệ con người trong Phật Giáo, chuông đồng cũng là một trong số những âm cụ được sử dụng trong các đại lễ lớn trong đình chùa, hoặc sự kiện đặc biệt như đám cưới, đám tang..

+ Sử dụng để nhắc nhở giờ giấc, răn đe, thức tỉnh những tiềm thức còn ẩn sâu bên trong của mỗi tăng nhân, con người. Ngoài ra, sử dụng chuông trong chùa chiền, miếu mạo, dựa vào hình dạng, kích thước, hoa văn của chuông để thể hiện sự uy nghiêm, uy tín và sự trang trọng, tĩnh lặng cho ngôi chùa, góp phần trang trí, tăng thêm sức hút cho đình chùa, miếu mạo.

[XEM THÊM BÀI VIẾT] Ý nghĩa Mâm Bồng là gì?

Có những loại chuông đồng nào??

Chuông và chùa chiền luôn đi đôi và song hành với nhau. Tiếng chuông khi vang lên trở thành biểu tượng và thước đo cho nền văn hóa, văn minh Phật Giáo. Tuy nhiên, theo những tài liệu được ghi chép về chuông đồng, sản phẩm sẽ có 3 loại chính và mỗi loại được sử dụng vào những mục đích riêng đó là:

+ Chuông Đại Hồng: Chuông lớn được đánh vào buổi tối và buổi sáng và phải đánh đủ 108 tiếng. Thời gian đánh đầu buổi tối là khung giờ 18h30 – 19h mang ý nghĩa nhắc nhở. Còn thời gian đánh vào buổi sáng sớm khung giờ 3h30 – 4h mang ý nghĩa thức tỉnh

Hình ảnh chụp Chuông Đại Hồng thực tế

 

+ Chuông Báo Chúng (Còn gọi là chuông Tăng Đường): Loại chuông nhỏ được treo ở trại đường và sử dụng để bảo tin cho tăng chúng vào những giờ thực hiện các công việc cố định (họp đại chúng, giờ bái sám,….).

Khối lượng chuông cũng không quá nặng 1 người có thể xách được.

1 số mẫu Chuông Báo Chúng quá đẹp

+ Chuông Gia Trì: Sử dụng trong các lễ tụng niệm với tâm thanh tịnh của những người tham gia. Có đủ 3 kích thước lớn, vừa , nhỏ.  Loại nhỏ chỉ bằng cái bát và thường được phật tử sử dụng nhiều, đánh trong lúc tụng kinh bái sám.

Chuông Gia Trì bằng đồng dùng để tụng kinh

Quy trình đúc chuông đồng tại làng nghề Đại Bái

Để có thể làm ra được một sản phẩm chuông đồng đẹp để cung tiến lên đình, chùa thì cần phải qua 4 quy trình hết sức chuẩn chỉnh, bởi vì đây là sản phẩm đòi hỏi tay nghề rất cao nên phải được đúc bằng các nghệ nhân có tay nghề cao. Bao gồm:

  • Bước 1: Chọn nguyên vật liệu, trong quy trình đúc chuông thì vật liệu là yếu tố quan trọng bởi vì nó sẽ quyết định chất lượng sản phẩm. Yêu cầu: là đồng nguyên chất ( đồng vàng hoặc đồng đỏ). Pha tỉ lệ thêm 1 ít tạp chất theo công thức chuẩn.
  • Bước 2: Tạo mẫu khuôn: đòi hỏi sự khéo léo và kinh nghiệm năn khuôn của các nghệ nhân. Trong phần tạo khuôn này cũng sẽ quyết định kích thước, độ dầy mỏng. Khuôn sẽ được làm bằng đất sét, trấu, bột chịu nhiệt. Sau khi xong phần khuôn sẽ được nung trong nhiệt độ 700 – 1000 độ C hoặc phải được phơi khô trong 0.5 tháng.
  • Bước 3: Kỹ thuật đúc: bước này cần sự chính xác của nghệ nhân đúc đồng. thực hiện cũng vô cùng nguy hiểm khi chuông đồng phải đun ở nhiệt độ cực cao, tối thiểu là 1000 độ C. Để chuông đồng được thành phẩm thì đồng cần đun ở nhiệt độ cao, đúng thời gian quy định. Sau đó rót đồng nung vào khuôn đã làm trong bước 2. Sau khoảng 72 tiếng thì gỡ đồng khỏi khuôn.
  • Bước 4: Quy trình hoàn thiện: đánh bóng, làm màu, chạm hoa văn.

 

LỜI KẾT: Chuông đồng là một vật không thể thiếu được trong Phật Giáo hiện nay. Do sự phát triển về đồ đồng trong vài thập kỷ vừa qua, cho đến nay và cả trong tương lai thì chuông vẫn luôn là khí cụ số 1 được tìm kiếm và sử dụng trong văn hóa Việt Nam.

Bình luận trên Facebook