5 làng nghề đúc đồng lâu đời nhất tại Việt Nam

Trong dòng sông văn hiến 4000 năm của dân tộc Việt Nam có một dòng chảy văn hóa mang tên đúc đồng. Nếu như nạm vàng tạo ra những thứ rất hào nhoáng, chạm bạc tạo ra những sản vật thật kiêu sa thì đúc đồng lại tạo ra cho “người mẹ văn hóa” những tác phẩm rất “dân tộc”. Nó đơn giản chỉ là những cây lư hương, bát hương đồng mà con cháu thờ cúng ông bà tổ tiên, nó cũng có thể là những bức tượng phật gần gũi trong văn hóa phật giáo….Nhưng trên hết chúng ta thấy ở chúng một nét chung: hồn dân tộc.

Và sau đây chúng ta hãy cùng nhau điểm qua một vài điểm sáng nhất của nghệ thuật đúc đồng ấy: những làng nghề đúc đồng truyền thống của dân tộc.

khám phá Làng nghề đúc đồng Đại Bái

Làng nghề đúc đồng Đại Bái

Làng nghề Đại Bái thuộc địa phận xã Đại Bái huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh. Làng nghề xuất hiện lâu đời, từ thời phong kiến phương Bắc đô hộ nước ta tuy nhiên, Đại Bái chỉ thực sự phát triển mạnh từ triều Lý với công đầu trong việc phát triển làng nghề này thuộc về Thái úy Nguyễn Công Truyền. Ông là người đã sáng tạo ra nghề gò đồng và truyền dạy lại cho con cháu. Sau khi ông mất, nhân dân nơi đây đã lập đền thờ và vinh danh ông là ông tổ nghề.

Ngày nay, qua hơn 1000 năm phát triển, đúc đồng Đại Bái nổi tiếng khắp cả nước và còn được nhiều du khách nước ngoài biết tới như là cái nôi của nghề đúc đồng Việt. Ở Đại Bái, chúng ta thấy có sự chuyên môn hóa sản xuất rất chặt chẽ. Các công đoạn riêng biệt đạt tới độ chuyên môn cao, mang bí quyết gia truyền riêng biệt.

Đến với Đại Bái, ta sẽ thấy hàng loại những sản phân vô cùng tinh xảo, độc đáo như đồ đồng thờ cúng, tranh đồng, trống đồng hay những bức tượng đồng và đồ đồng phong thủy…. Có thể một số trong chúng ta sẽ thắc mắc rằng: những sản phẩm này thì có thể tìm thấy ở bất kỳ làng nghề nào dù lớn hay nhỏ nhưng nếu bạn là người hiểu Đại Bái thì sẽ thấy ở nó toát lên một nét “ hồn Đại Bái” mà không một sản phẩm nào khác có thể làm được. Hơn thế nữa, sản phẩm đồng Đại Bái còn mang giá trị thẩm mĩ rất cao được người tiêu dùng trong và ngoài nước rất ưa chuộng.

Giới thiệu về Làng nghề đúc đồng Lộng Thượng 

Làng nghề đúc đồng Lộng Thượng 

Làng nghề đúc đồng Lộng Thượng hay còn gọi là làng Rồng nằm tại xã Đại Đồng huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên. Cũng giống như Đại Bái, làng nghề đúc đồng Lộng Thượng có từ rất lâu đời. Theo một số sử sách ghi lại, làng nghề xuất hiện vào thời nhà Lý với ông tổ nghề là một vị thiền sư đác được phong thánh trong lịch sử Việt Nam – thiền sư Khổng Minh Không. Theo lời kể của một số người lớn tuổi, khi đi qua vùng đất này, thấy đây là một vùng địa linh nhân kiệt, ông đã ở lại và truyền cho dân trong vùng này nghề đúc đồng. Để tỏ lòng biết ơn, người dân nơi đây gọi ông là Đức tổ sư.

Ngày nay qua nhiều thăng trầm của lịch sử, làng đúc đồng Lộng Thượng không còn giữ được vị trí độc tôn như thời kì hoàng kim Lê- Trịnh nhưng vẫn còn đó những nét truyền thống rất riêng biệt. Nếu như ngày xưa Lộng Thượng chuyên sản xuất chuông và hạc thì nay sản phẩm đã có sự đa dạng hơn rất nhiều với những đỉnh, vạc, lư hương,…

Những năm gần đây, với sự xuất hiện của lớp nghệ nhân trẻ tài năng, làng nghề Lộng Thượng đang có sự hồi sinh mạnh mẽ để tìm lại thời kỳ vàng son đã qua.

Làng nghề đúc đồng ý yên nổi tiếng ở nam định

Làng nghề đúc đồng Tống Xá 

Nằm trên địa bàn xã Yên Xá huyện Ý Yên tỉnh Nam Định, làng nghề Tống Xá mang trong mình lịch sử của 900 năm nghề đúc đồng. Có cùng tổ nghề với làng nghề Lộng Thượng, làng nghề Tống Xá cũng đc truyền dạy bởi Thánh Khổng Minh Không hồi thế kỷ 12.

Ngày nay, sau hơn 900 năm phát triển, làng nghề Tống Xá đã trở thành một cái nôi lớn của nghề đúc đồng Việt với các sản phẩm phong phú, đa dạng về cả chủng loại mẫu mã từ đồ thờ cúng đến tượng phật, tượng lãnh tụ, đến những bức tranh đồng, trống đồng…. Trong số đó có các công trình lớn tầm cỡ quốc gia như tượng đài vua Lí Thái Tổ ở Hồ Gươm, tượng phật Tam Thế tại chùa Bái Đính, tượng đài Bác Hồ tại ATK Định Hóa, tượng Âu Cơ tại đền Hùng và nhiều hơn thế nữa, tất cả tạo nên danh tiếng về một đúc đồng Tống Xá nổi tiếng khắp cả nước.

các bước đúc đồng của làng đúc đồng ngũ xã

Làng nghề đúc đồng Ngũ Xá

Không có lịch sử phát triển dài như Đại Bái hay Lộng Thượng, làng nghề Ngũ Xá chỉ xuất hiện từ thời Lê sơ do một nhóm người có lẽ là từ làng nghề Lộng Thượng di cư về đây lập ra và truyền nghề lại cho hậu thế.

Ngày nay, do quá trình đô thị hóa, làng nghề Ngũ Xá dần mất đi nghề đúc đồng nhưng vẫn còn đó những tác phẩm nổi tiếng còn mãi với thời gian như tượng phật Adida ở chùa Thần Quang, tượng Trấn Vũ ở chùa Quán Thánh hay chuông đồng chùa Một Cột. Tất cả đó là minh chứng cho một ngũ xá thời kỳ hoàng kim khi xưa.

tìm hiểu về Làng nghề đúc đồng Huế

Làng nghề đúc đồng Huế 

Làng nghề nằm trên địa phận phường Phường Đúc và phường Xuân Thủy của cố đô Huế. Làng nghề ra đời vào khoảng thế kỉ 17 với ông tổ nghề là cụ Nguyễn Văn Lương – nguyên là người xứ Kinh Bắc di cư vào kinh thành Huế. Cũng chính vì vậy mà các sản vật mà làng nghề này để lại cũng gắn liền với kí ức về kinh thành Huế như Vạc đồng đặt ở Đại Nội, chuông chùa Thiên Mụ, Cửu đỉnh ở Thế Miếu, cửu vị thần công ở Ngọ Môn,..

Ngày nay sản phẩm của làng nghề đã có sự đa dạng hơn tập trung vào đồ thờ cúng như bát hương, lư hương, chân nến,… Đặc biệt, làng nghề đã có nhiều tác phẩm lớn mang tầm cỡ như tượng Trần Hưng Đạo ở công viên Vị Hoàng, tượng Như Lai ở chùa Kim Thành, tượng bác ở làng Kim Liên, Trống Đồng ở bảo tàng Quang Trung,…

 

LỜI KẾT: Tìm hiểu về các làng nghề đúc đồng truyền thống của Việt Nam cho chúng ta những cái nhìn sâu sắc và rõ nét hơn về nghề đúc đồng cũng như giá trị của đồ đồng. Đồ đồng tại các làng nghề truyền thống luôn được đánh giá cao về mọi mặt và rất được ưa chuộng trong đời sống của con người.

Bình luận trên Facebook