271 lượt xem
Đúc đồng tưởng chừng như một công việc đơn giản, nhưng nhìn vào chính những bước thực hiện có trong quy trình đúc đồng được chia sẻ từ chính những nghệ nhân hàng đầu hiện nay thì chắc chắn không ai còn nghĩ rằng công việc này đơn giản như vậy.
Sự tỉ mỉ cần phải có, cộng thêm tính kiên trì, nhẫn lại, sự sáng tạo và đặt tâm huyết của mình vào những tác phẩm chính là điều không phải ai cũng có thể làm được.
Vậy kỹ thuật đúc đồng được thực hiện như thế nào? Hãy cùng với Sieuthidodong.vn tìm hiểu về cách đúc đồng truyền thống để từ đó bạn sẽ có những cái nhìn tổng quan nhất về quá trình làm ra những sản phẩm đồ đồng vô cùng đẹp mắt.
Trong cả quá trình thực hiện tạo ra một sản phẩm đồ đồng hoàn mỹ, người thợ, những người nghệ nhân cần qua nhiều bước vô cùng quan trọng như sau:
Quá trình tạo khuôn mẫu đòi hỏi người nghệ nhân phải có sự cẩn thận, tỷ mỷ cùng óc sáng tạo để có thể vẽ mẫu ra những sản phẩm theo đúng những yêu cầu của khách hàng.
+ Bắt đầu bằng việc tạo mẫu như hình ảnh của sản phẩm đã có sẵn hoặc phác thảo trên giấy theo yêu cầu của khách hàng.
+ Sử dụng đất sét để đắp mẫu theo đúng quy định có trong quy trình đúc đồng. Sau đó sẽ chỉnh sửa những chi tiết của đường nét, những họa tiết điêu khắc của khuôn mẫu.
+ Làm khuôn thạch cao âm bản chỉnh sửa theo đúng với khuôn mẫu đã có.
+ Duyệt lại bản chỉnh sửa đường nét đúng như các phác thảo đã được duyệt.
+ Sử dụng đất, chậu, giấy gó để làm khuôn ẩm bản (khuôn mở hay khuôn 2 nửa); Sau đó dùng đất bùn củ, chấu, bột chịu nhiệt để làm thao (cốt) bên trong.
+ Nung chín khuôn mẫu ở nhiệt độ 700 độ C sau đó để nguội và thực hiện căn chỉnh độ dày mỏng của phần đòng theo đúng yêu cầu kỹ thuật của quy trình đúc đồng.
+ Chỉnh sửa lần cuối khuôn mẫu để được sản phẩm hoàn chỉnh. Tiến hành lau nhẵn, quét sơn chịu nhiệt rồng nung lại ở nhiệt độ 500 độ C. Để nguội và ghép khuôn thành 1 khối.
+ Đồng nguyên chất được nấu chảy ở nhiệt độ 1200 độ C. Sau đó tiến hành pha then Thiếc, Chì, Kẽm theo yêu cầu của khách hàng cũng như những kỹ thuật đã có sẵn.
+ Thực hiện pha Đồng, Thiếc, Chì, Kẽm theo tỷ lệ như sau:
– Tượng bán thân sẽ cần nguyên liệu: Đồng 92% + Thiếc 5% + Chì 3%
– Tượng ngoài trời sẽ cần nguyên liệu: Đồng 85% + Thiếc 9% + Chì 3% + Kẽm 2% + Ni Ken 1%
– Nếu yêu cầu của khách hàng pha tỷ lệ khác thì có thể linh hoạt, tính toán đúng chuẩn kỹ thuật pha chế các nguyên liệu trong quy trình đúc đồng, rồi tư vấn và thỏa thuận kỹ lưỡng với khách hàng.
+ Nung tiếp hỗn hợp vừa thu được ở nhiệt độ 1250 độ C rồi khi đạt lỏng theo tiêu chuẩn thì đưa ra và rót vào khuôn vừa tạo. Lưu ý rằng hỗn hợp này cần nóng đều, đủ độ nhiệt để có thể chảy đều vào trong khuôn. Đây là bước vô cùng khó nên đòi hỏi người nghệ nhân cần phải có những kinh nghiệm và khả năng phán đoán để có thể thực hiện được bước này một cách tốt nhất.
Công đoạn hoàn thiện sản phẩm cũng vô cùng quan trọng, kiểm tra được chất lượng sản phẩm cũng như đánh giá về thẩm mỹ sẽ được thực hiện tại bước này.
+ Sau khi khuôn và sản phẩm bên trong đã nguội, thực hiện tiếp bước tiếp theo trong quy trình đúc đồng. Đó chính là lấy sản phẩm ra mài, giũa, đục, tách theo đúng với sản phẩm đã có và đúng theo những yêu cầu kỹ thuật.
+ Lưu ý đặc biệt đến những sản phẩm với chi tiết nhỏ, những sản phẩm tượng Phật, Người có thần thái, chuông, khánh, ngân vang…..
+ Sản phẩm được kiểm tra về những tiêu chuẩn hình dáng, kích thước, họa tiết sau đó tiến hành làm nguội sản phẩm.
Đây là kỹ thuật đánh bóng, mạ thêm những loại kim loại quý hiếm để tăng giá trị, tính thẩm mỹ, độ bóng và độ bền cho sản phẩm. Các kim loại được sử dụng trong bước này là vàng hoặc bạc. Tính nghệ thuật và giá trị được đặt lên hàng đầu cho bước trong quy trình đúc đồng này.
+ Nghệ nhân đục trên bề mặt của sản phẩm để tạo thành được những hình ảnh âm bản cho các thiết kế, các họa tiết trùng khớp với những khối âm bản đã được tạo ra từ các loại kim loại khác.
+ Dát lại một lần nữa rồi tiến hành đánh bóng bề mặt.
+ Khảm thêm một kim loại khác lên sản phẩm đồng để tạo ra được nhiều màu sắc khác nhau cho sản phẩm. Có 2 loại khảm phổ biến hiện nay là: khảm tam khí ( với 3 kim loại là: Vàng, bạc và đồng) và khảm ngũ sắc (với 5 kim loại: Vàng, Bạc, Đồng đen, Đồng đỏ, Đồng xanh)
Công đoạn này không những giúp cho sản phẩm có tính thẩm mỹ, mà còn giúp tăng độ bền, chống gỉ sét theo thời gian cho mỗi sản phẩm. Thực hiện theo những kỹ thuật gia truyền của từng nghệ nhân để có thể có được những sản phẩm đặc sắc, riêng biệt nhất.
LỜI KẾT: Với 4 bước được thực hiện vô cùng tỷ mỷ trong quy trình đúc đồng truyền thống tại Việt Nam với những kỹ thuật tiên tiến, hiện đại được kết hợp cùng kinh nghiệm thực tiễn của những nghệ nhân đúc đồng hiện nay đã tạo ra những sản phẩm đồ đồng mỹ nghệ vô cùng chất lượng mà chúng ta đang trang trí, bày biện trong nhà hiện nay.
Bình luận trên Facebook